Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nà Tấu (Điện Biên): Giữ truyền thống làng nghề mây tre đan

PV - 10:49, 29/07/2019

Làng nghề mây tre đan Nà Tấu, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) được thành lập từ năm 2010 theo Chương trình đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn. Làng nghề được thành lập trên nền tảng truyền thống của một số hộ dân và dựa trên vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Từ khi thành lập, làng nghề tập trung phát triển các sản phẩm thủ công mây tre đan truyền thống, được thị trường ưa chuộng, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Sản phẩm mây tre đan Nà Tấu thân thiện với môi trường, phong phú chủng loại, đa dạng mẫu mã, được nhiều khách hàng lựa chọn. Sản phẩm mây tre đan Nà Tấu thân thiện với môi trường, phong phú chủng loại, đa dạng mẫu mã, được nhiều khách hàng lựa chọn.

Thuộc nhóm nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, có lợi thế phát triển nhiều sản phẩm độc đáo, nên trong bất kỳ chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp nông thôn, dù tổ chức ở quy mô cấp tỉnh, khu vực hay quốc tế, ông Lò Văn Cương, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) làng nghề mây tre đan Nà Tấu cũng đều đăng ký tham gia. Ngoài mong muốn giới thiệu sản phẩm, ông Cương còn tranh thủ tìm kiếm cơ hội liên kết, phát triển sản phẩm đa dạng và nguồn nguyên liệu bền vững.

Trong một tuần tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế vùng Tây Bắc-Điện Biên năm 2019, diễn ra đầu tháng 4 vừa qua, ông Cương đã mang đến rất nhiều mẫu sản phẩm đặc trưng của HTX để quảng bá giới thiệu và bày bán. Ông Cương chia sẻ: “Vô cùng phấn khởi vì gian hàng thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ghé thăm, tìm hiểu cũng như đặt mua các sản phẩm. Đây cũng là lần đầu tiên HTX tham gia hội chợ quy mô quốc tế và doanh thu đạt trên 30 triệu đồng”.

Nghề mây tre đan Nà Tấu vốn đã có từ lâu đời và được cộng đồng người dân tộc Thái địa phương bảo tồn, phát huy. Với lợi thế nằm gần Quốc lộ 279, các sản phẩm làm ra đều chắc chắn, đẹp mắt, nhiều khách hàng ưa chuộng nên sản phẩm làm ra đến đâu được bán hết đến đấy.

Từ khi thành lập đến nay, HTX đã sản xuất trên 3.000 sản phẩm các loại với mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, cung ứng cho thị trường các tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, Lào Cai, TP. Điện Biên Phủ và U Đôm Xay (CHDCND Lào). Số lượng đơn đặt hàng của các tổ chức, cá nhân cũng ngày một tăng, sản phẩm làm ra không đủ cung ứng. Doanh thu hằng năm của HTX đạt trên 150 triệu đồng, cùng với đó là giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong thời gian nông nhàn với mức thu nhập từ 1-2 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập này tuy chưa cao nhưng thường xuyên và tận dụng được nhân lực tại chỗ, đặc biệt là người già, trẻ em.

Những ngày mới đi vào hoạt động, HTX nhận được sự quan tâm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và chính quyền địa phương hỗ trợ vốn các trang thiết bị chuyên dụng, máy chẻ, tuốt mây tre hiện đại, để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô; tập huấn kỹ thuật đan lát các sản phẩm mây tre truyền thống và sản phẩm mây tre xuất khẩu… Từ đó HTX thu hút trên 30 hộ dân ở các bản Nà Tấu 1, 2, 3 đăng ký tham gia, sản xuất tập trung, theo định hướng.

Tuy nhiên, theo các hộ làm nghề ở đây cho biết, họ đang phải sản xuất cầm chừng do gặp khó khăn, thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất từ mây, tre, song tự nhiên. Đến thăm gia đình ông Quàng Văn Hạ, hộ làm nghề có thương hiệu ở bản Nà Tấu, chúng tôi được biết, gia đình ông thường xuyên có khách đặt mua sản phẩm nhưng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu vì không có nguyên liệu. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc làm nghề của gia đình ông Hạ không được thường xuyên mà còn làm số danh mục sản phẩm cũng bị giảm đi.

Trước thực trạng đó chính quyền địa phương đã hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng cây mây tạo vùng nguyên liệu sản xuất mới. Tuy nhiên giống mây được đưa về địa phương trồng không phù hợp với chất đất và khí hậu. Cây trồng sau 3 năm nhưng cao không quá 1m, tay mây không phát triển…

Ông Hạ cho biết: “Ban đầu khi trồng những hàng mây này, chúng tôi đều hy vọng sớm có nguồn nguyên liệu tại chỗ để làm ra nhiều sản phẩm hơn. Nhưng đến nay, các gia đình đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu, sản xuất cầm chừng và chủ yếu làm vào những lúc nông nhàn. Nếu có nguyên liệu, mỗi người một ngày có thể làm được 3-4 chiếc ghế mây, 10 ngày làm xong một chiếc mâm. Nhưng hiện giờ, cả tháng mỗi nhà chỉ làm được vài chiếc ghế, coóng xôi, giỏ đồ…”.

Theo ông Giàng A Chợ, Chủ tịch UBND xã Nà Tấu cho biết: Trong lúc tìm nguồn nguyên liệu bền vững thay thế, xã vẫn tuyên truyền, động viên bà con chủ động trồng những giống mây phù hợp với điều kiện địa phương, duy trì hoạt động của làng nghề và hướng người dân đến việc đa dạng hóa, phát triển các sản phẩm từ tre, nứa để giảm áp lực về nguyên liệu.

Trong lúc tìm nguồn nguyên liệu bền vững thay thế, xã vẫn tuyên truyền, động viên bà con chủ động trồng những giống mây phù hợp với điều kiện địa phương, duy trì hoạt động của làng nghề và hướng người dân đến việc đa dạng hóa, phát triển các sản phẩm từ tre, nứa để giảm áp lực về nguyên liệu”. (Theo ông Giàng A Chợ, Chủ tịch UBND xã Nà Tấu)

VŨ LỢI

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.