Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Na Hang (Tuyên Quang): Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với nhu cầu lao động

Minh Thu - 21:22, 18/11/2019

Thời gian qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Na Hang (gọi tắt là Trung tâm) đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn mở nhiều lớp dạy nghề phù hợp với đối tượng và nhu cầu lao động của thị trường. Sau khi được dạy nghề, nhiều lao động đã áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Nông dân huyện Na Hang kiểm tra máy nông nghiệp trước khi hoạt động.
Nông dân huyện Na Hang kiểm tra máy nông nghiệp trước khi hoạt động.

Đầu năm 2019, Trung tâm phối hợp với UBND xã Năng Khả mở lớp dạy nghề mây tre đan xuất khẩu tại thôn Nà Reo. Cùng với hàng chục hội viên phụ nữ khác, chị Hoàng Thị Xuyến, thôn Nà Reo đã đăng ký theo học. Ngoài học lý thuyết, chị Xuyến và các anh, chị em khác còn được trang bị các kiến thức cơ bản để sản xuất ra các sản phẩm từ mây tre; được giới thiệu nhu cầu thị trường trong nước và thế giới về sản phẩm mây tre đan. 

“Tham gia khóa học trong 3 ngày, chúng tôi được thực hành gia công sản phẩm, cách buộc khung, kỹ thuật đan. Sau khóa học, chúng tôi đã tạo được các sản phẩm đơn giản như rổ, giỏ, khay…”, chị Xuyến chia sẻ.

Kể từ sau khóa học đến nay, bình quân mỗi tháng chị Xuyến làm ra được khoảng 15 sản phẩm rổ, giỏ đựng hoa quả. Sản phẩm của chị Xuyến và các chị em trong xã được các doanh nghiệp từ TP. Tuyên Quang thu mua, nên đầu ra khá ổn định. Hằng tháng, chị Xuyến có thể thu về khoảng 300 - 500 ngàn đồng từ bán sản phẩm mây tre đan. “Đây là khoản tiền không nhỏ đối với lao động ở vùng sâu, vùng xa, nhất là trong lúc nông nhàn”, chị Xuyến cho biết.

Còn gia đình anh Nông Văn Tiến, thôn Bản Cuôn, xã Yên Hoa trước đây chủ yếu làm nông nghiệp, kinh tế khó khăn. Sau khi được tham gia lớp sửa chữa máy nông nghiệp do Trung tâm tổ chức, anh Tiến đã đầu tư tự mở cửa hàng nhỏ sửa chữa nông cụ tại nhà. Không chỉ có việc làm, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, thời gian nhàn rỗi anh còn giúp đỡ nhiều người tại các xã xung quanh sửa chữa máy móc nông nghiệp bị hỏng. Anh Tiến tâm sự: “Được tham gia lớp học, có cái nghề trong tay nên cuộc sống gia đình ổn định hơn trước”.

Từ đầu năm 2019 đến nay, Trung tâm đã mở được 6 lớp đào tạo nghề cho trên 300 học viên với các ngành nghề phù hợp nhu cầu của người dân, như mây tre đan, sửa chữa máy nông nghiệp, chăn nuôi, tạo nguồn nhân lực có kiến thức, tay nghề phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Ông Hà Văn Lại, Giám đốc Trung tâm, khẳng định: “Việc mở các lớp dạy nghề trên địa bàn huyện đã tạo cơ hội cho lao động nông thôn, nhất là lao động ở các xã vùng sâu, vùng xa nâng cao kiến thức, có thêm nghề mới, tự tin trong phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn”.

Việc mở các lớp dạy nghề trên địa bàn huyện đã tạo cơ hội cho lao động nông thôn, nhất là lao động ở các xã vùng sâu, vùng xa nâng cao kiến thức, có thêm nghề mới, tự tin trong phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn”.

Ông Hà Văn Lại, Giám đốc Trung tâm

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.