Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Mo Mường - Tấm gương phản chiếu quan niệm về con người, trời đất và thế giới tâm linh

Trong mắt du khách quốc tế, đất nước Việt Nam với 54 dân tộc anh em chung sống được coi là điểm đến đầy hấp dẫn với một kho tàng Di sản văn hóa đặc sắc, đồ sộ. Trong đó, đặc biệt phải kể tới những Di sản văn hóa phi vật thể đã được Unesco công nhận, gắn liền với đời sống lao động, sản xuất và tinh thần của đồng bào các dân tộc.Không chỉ vậy, trong kho tàng ấy, còn có rất nhiều những di sản độc đáo như những viên ngọc quý vẫn đang còn say ngủ… Bằng niềm tự hào, trân quý, chuyên mục Hành trình Di sản của Báo Dân tộc và Phát triển sẽ cùng quý độc giả từng bước khám phá, trải nghiệm những giá trị tuyệt vời ấy… Và số đầu tiên, mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu về Mo Mường.Mo Mường là di sản văn hóa quý của đồng bào dân tộc Mường, được ví như bách khoa toàn thư dân gian chứa đựng những tinh hoa văn hóa Mường. Quá trình diễn xướng Mo của người Mường là phương tiện giao tiếp bày tỏ lòng tôn kính đối với lực lượng siêu nhiên và tổ tiên. Đồng thời, là phương tiện để truyền đạt tư tưởng triết lý về thiên nhiên, vũ trụ, tri thức, tập quán xã hội người Mường; qua đó góp phần tích cực trong giáo dục, hình thành nhân cách con người và gìn giữ phong tục, tập quán của dân tộc.
  • Lễ hội Căm Nung của dân tộc Lự

    Lễ hội Căm Nung của dân tộc Lự

    Sắc màu 54 - 17:22, 09/10/2024

    Căm Nung là 1 trong 3 lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Lự, gồm Lễ cơm mới (Kin Khẩu Máy), Lễ cúng trâu (Mo Khoăn Khoai) và Lễ cúng rừng (Căm Nung). Lễ Căm Nung được người Lự tổ chức 2 lần trong năm, một lần vào ngày 3 - 5/3 âm lịch, khi bắt đầu vào mùa vụ, lần còn lại là khi mùa màng đã xong vào ngày 6 - 8/6 (theo âm lịch).
  • Lễ “mở cửa kho lúa” của người Rơ Măm

    Lễ “mở cửa kho lúa” của người Rơ Măm

    Sắc màu 54 - 12:45, 29/09/2024

    Người Rơ Măm là một trong số những dân tộc rất ít người ở tỉnh Kon Tum, chủ yếu quần tụ tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy. Trong đời sống của người Rơ Măm, cùng với nhiều lễ hội như: Lễ cưới, lễ bỏ mả, lễ mừng nhà rông mới và các nghi lễ gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp như trỉa lúa, lúa lên, thu hoạch lúa…, thì lễ mở cửa kho lúa là lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kì sản xuất lúa rẫy.
  • Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

    Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

    Sắc màu 54 - 17:16, 16/09/2024

    Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ, Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.
  • Lễ bắc máng nước của dân tộc Xơ Đăng

    Lễ bắc máng nước của dân tộc Xơ Đăng

    Sắc màu 54 - 19:25, 09/09/2024

    Đồng bào dân tộc Xơ Đăng vùng Tây Nguyên có một nền văn hóa lâu đời, độc đáo và đầy tính nhân văn, với rất nhiều lễ cúng các thần linh, như lễ cúng thần nước, thần lửa, thần rừng... Trong đó đặc biệt phải kể đến Lễ bắc máng nước - một trong những lễ lớn và quan trọng nhất của đồng bào.
  • Kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong của dân tộc Dao, nhóm Dao Tiền, tỉnh Cao Bằng

    Kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong của dân tộc Dao, nhóm Dao Tiền, tỉnh Cao Bằng

    Sắc màu 54 - 22:16, 14/08/2024

    Sự khéo léo, tỉ mỉ và vai trò quan trọng của người phụ nữ Dao Tiền trong việc bảo tồn và truyền dạy những tập tục tốt đẹp của dân tộc mình, góp phần tạo nên nét đặc sắc, đa dạng của 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn, phụ nữ Dao Tiền đã dần từng bước tìm được hướng phát triển sinh kế dựa vào phát triển Homestay và tạo cơ hội trải nghiệm kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong cho du khách khi dừng chân tại xóm Hoài Khai, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
  • Lễ Mạng ma của dân tộc Xinh Mun

    Lễ Mạng ma của dân tộc Xinh Mun

    Sắc màu 54 - 07:27, 13/08/2024

    Nghi lễ "Mạng ma" (Cầu sức khỏe) đã xuất hiện rất lâu đời và được bảo tồn, lưu giữ qua các thế hệ trong đời sống của đồng bào Xinh Mun. Hằng năm, cứ mỗi độ Xuân sang, khi hoa ban, hoa mạ nở, măng đắng mọc lên, thì người Xinh Mun lại tổ chức Lễ hội Mạng ma cầu sức khỏe.
  • Lễ hội ăn than của dân tộc Gié Triêng

    Lễ hội ăn than của dân tộc Gié Triêng

    Sắc màu 54 - 19:59, 05/08/2024

    Vào dịp cuối năm cũ, đầu năm mới, đồng bào Gié Triêng vào rừng đi lấy than về để rèn các dụng cụ, chuẩn bị vào vụ sản xuất mới. Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ có than từ loại cây Kchiah mới ăn no lửa, rèn nên những dụng cụ sản xuất tốt. Đây là thời điểm bà con tổ chức lễ hội cộng đồng lớn trong năm, gọi là Lễ hội ăn than hay Tết Cha Kchah.
  • Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro

    Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro

    Sắc màu 54 - 09:22, 30/07/2024

    Nét đặc trưng văn hóa tín ngưỡng nổi bật nhất của đồng bào Chơ Ro là lễ mừng lúa mới, hay còn gọi là Lễ hội Sayangva (tức là lễ cúng Thần lúa). Lễ hội Sayangva của đồng bào dân tộc Chơ Ro được tiến hành trong thời gian tháng 3 hoặc tháng 4 Âm lịch hàng năm, vào một đêm trăng thanh gió mát, người dân rảnh rỗi, thôn ấp vui mừng.
  • Lễ đón tiếng sấm của dân tộc Ơ Đu

    Lễ đón tiếng sấm của dân tộc Ơ Đu

    Sắc màu 54 - 02:02, 16/07/2024

    Lễ hội đón tiếng sấm đầu tiên có từ khi nào, không còn ai nhớ rõ, song đã được người Ơ Đu lưu giữ và truyền lại từ đời này sang đời khác, trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Ở Đu huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Lễ đón tiếng sấm theo tiếng Ơ Đu có nghĩa là “Chăm phtrong” gắn với tục thờ “thần sấm”.