Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Huyện Giồng Riềng (Kiên Giang): Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động người DTTS

Như Văn - 20:14, 07/11/2024

Theo thông tin của UBND huyện Giồng Riềng, tổng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 được tỉnh phân bổ cho huyện từ năm 2022 đến năm 2024 là 40 tỷ 875 triệu đồng. Theo đó, huyện đã huy động lồng ghép các nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án chính sách dân tộc để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào DTTS. Trong đó, huyện chú trọng ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động là người DTTS.

Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang được xây dựng trên địa bàn huyện Giồng Riềng, nên rất thuận lợi cho đồng bào DTTS tham gia học nghề
Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang được xây dựng trên địa bàn huyện Giồng Riềng, nên rất thuận lợi cho đồng bào DTTS tham gia học nghề

Theo Văn phòng UBND huyện Giồng Riềng, tính đến cuối tháng 10/2024, huyện đã phối hợp Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang mở 68 lớp đào tạo nghề cho 2.011 người, trong đó có 856 người đồng bào DTTS và 45 người thuộc hộ DTTS nghèo.  Tính trung bình hằng năm trên địa bàn huyện có khoảng 1.000 người DTTS, phần lớn là đồng bào Khmer tham gia học nghề tập trung ở trình độ trung cấp, cao đẳng. Qua đó, đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho hộ đồng bào DTTS và hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện, giúp họ từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Ngọc Dương, Chánh Văn phòng HĐND - UBND huyện Giồng Riềng cho biết: Trong thời gian tới, huyện tiếp tục xây dựng kế hoạch phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tổ chức đào tạo nghề, tạo cơ hội cho người lao động tìm kiếm được việc làm; đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn, ban, ngành, đoàn thể của huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, đảm bảo và nâng cao hiệu quả các mô hình và duy trì nghề đã học áp dụng vào thực tế tại địa phương.   

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.