Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sắc màu 54

  • Dân tộc Hà Nhì

    Dân tộc Hà Nhì

    Sắc màu 54 - 18:10, 13/10/2022

    Dân tộc Hà Nhì hay còn gọi là U Ní, Xá U Ní, gồm các nhóm địa phương: Hà Nhì, Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì đen với hơn 25 nghìn người (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019). Tiếng nói của người Hà Nhì thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng). Đồng bào Hà Nhì cư trú chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và một số tỉnh dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam – Lào.
  • Dân tộc Gia Rai

    Dân tộc Gia Rai

    Sắc màu 54 - 10:41, 21/09/2022

    Dân tộc Gia Rai hay còn gọi Giơ-rai, Chơ rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor gồm các nhóm địa phương: Chor, Hđrung (gồm cả Hbau, Chor), Aráp, Mthur, Tơbuân. Người Gia Rai Cư trú tập trung ở tỉnh Gia Lai, một bộ phận ở tỉnh Kon Tum và phía Bắc tỉnh Ðắk Lắk. Ngày nay, nhiều chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước đã giúp đồng bào Gia Rai có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, đặc biệt bảo tồn và phát huy hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống.
  • Dân tộc Ê Đê

    Dân tộc Ê Đê

    Sắc màu 54 - 18:59, 14/09/2022

    Có mặt từ rất lâu đời ở Tây Nguyên, dân tộc Ê Đê, hiện có khoảng trên 300 nghìn người (theo số liệu điều tra năm 2019). Dân tộc Ê Đê, sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa gắn với canh tác nương rẫy và luôn luôn gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
  • Dân tộc Cơ Tu

    Dân tộc Cơ Tu

    Sắc màu 54 - 20:15, 22/08/2022

    Với số dân hơn 74.000 người, dân tộc Cơ Tu sin sống ở vùng rừng núi rộng lớn dọc theo dãy Trường Sơn, từ Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đến vùng Sê-kông của nước bạn Lào. Những năm gần đây nhờ triển khai đồng bộ các chính sách cho đồng bào DTTS như chính sách định canh, định cư, chính sách hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế, phát triển du lịch…nên đời sống của đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Cơ Tu nói riêng có nhiều thay đổi, ngày càng no ấm và phát triển.
  • Dân tộc Cờ Lao

    Dân tộc Cờ Lao

    Sắc màu 54 - 14:02, 18/08/2022

    Dân tộc Cờ Lao hay còn gọi là Tứ Ðư, Ho Ki, Voa Ðề gồm các nhóm địa phương: Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Ðỏ với dân số hơn 4000 người; cư trú chủ yếu ở huyện Đồng Văn và Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang). Người Cờ Lao thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, cùng nhóm với tiếng La Ha, La Chí, Pu Péo (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Hiện nay, thông qua các chính sách hỗ trợ tổng thể từ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục của Đảng và Nhà nước đến từng hộ gia đình đã góp phần giúp đồng bào Cờ Lao phát triển mọi mặt đời sống, xã hội.
  • Dân tộc Cơ Ho

    Dân tộc Cơ Ho

    Sắc màu 54 - 16:45, 08/08/2022

    Dân tộc Cơ Ho với số dân trên 200.000 người, cư trú chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng. Người Cơ Ho có các nhóm địa phương: Xrê, Nộp (Tu nốp), Cơ Dòn, Chil, Lát (Lách), Tơ Ring (Tring). Hiện nay, đồng bào Cơ Ho cũng đã biết tận dụng và phát huy lợi thế du lịch văn hóa để cải thiện sinh kế. Qua đó làm phong phú sản phẩm du lịch của địa phương và góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng Cơ Ho. Vì thế đời sống của đồng bào ngày càng ấm no, phát triển.
  • Dân tộc Co

    Dân tộc Co

    Sắc màu 54 - 21:21, 01/08/2022

    Dân tộc Co (Cor, Col) hay còn gọi là Cua, Trầu, cư trú rất lâu đời ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Ngãi và Tây Nam tỉnh Quảng Nam với dân số hơn 40.000 người. Đồng bào Co thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Hiện nay, với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, đời sống của đồng bào Co đã từng bước được cải thiện, hòa nhập với đời sống của đồng bào các dân tộc khác tại địa phương.
  • Dân tộc Chứt

    Dân tộc Chứt

    Sắc màu 54 - 16:13, 27/07/2022

    Dân tộc Chứt, còn gọi là người Rục, người Sách, người Arem, người Mày, người Mã Liềng… là một trong những dân tộc ít người, sinh sống tại miền Trung Việt Nam, với số dân hơn 7.000 người. Ngôn ngữ của đồng bào Chứt thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á). Hiện nay đời sống kinh tế- xã hội của đồng bào dân tộc Chứt đã được cải thiện đáng kể và có nhiều khởi sắc. Qua đó, dân tộc Chứt đã thu hẹp khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trong vùng.
  • Dân tộc Chu Ru

    Dân tộc Chu Ru

    Sắc màu 54 - 19:00, 20/07/2022

    Người Chu Ru hay còn gọi là Chơ Ru, Kru, với dân số hơn 23.000 người (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019). Đây là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời ở khu vực Tây Nguyên. Tuy dân số ít nhưng đồng bào dân tộc Chu-ru vẫn giữ được bản sắc dân tộc mình, cùng các phong tục tập quán, lễ hội và kho tàng ca dao, tục ngữ, truyện cổ, trường ca, các loại nhạc cụ phong phú.