Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mái ấm của trẻ thơ

Thùy Dung - 10:50, 01/06/2020

Nhiều năm qua, Mái ấm Thiên Ân ở thôn 4, xã Chư Á, TP. Pleiku (Gia Lai) đã cưu mang hàng trăm hoàn cảnh éo le, đặc biệt là các em nhỏ người đồng bào DTTS. Nhờ có vòng tay che chở của các sơ, dưới mái nhà chung nhiều em nhỏ đã lớn lên, trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội.

Nhờ sơ Nguyễn Thị Kim Chi, nhờ mái ấm mà các em nhỏ đồng bào DTTS được quan tâm hơn.
Nhờ sơ Nguyễn Thị Kim Chi, nhờ mái ấm mà các em nhỏ đồng bào DTTS được quan tâm hơn.

Tấm lòng của sơ Chi

Mái ấm Thiên Ân cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 9km, được sơ Nguyễn Thị Kim Chi thành lập từ năm 2010. Sơ Chi vốn là người Buôn Ma Thuột. Vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên sơ Chi cũng lớn lên trong vòng tay yêu thương của các sơ ở Giáo xứ Thọ Thành (xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột). Năm 2007, sơ Chi được về Tu viện Phao Lô Thiên Ân.

Khi ở Tu viện Phao lô Thiên Ân, sơ Chi có nhiều dịp được đi dạy cho bà con đồng bào DTTS cách trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế, thoát nghèo. Những chuyến đi ấy, sơ Chi chứng kiến những đứa trẻ theo cha mẹ đi làm. Chúng không được học chữ, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sự quan tâm của cha mẹ nên nhỏ thó, nhem nhuốc và ốm yếu.

Nhiều đêm trằn trọc về những đứa trẻ không tương lai, sơ quyết định thành lập Mái ấm Thiên Ân. Được sự cho phép của chính quyền địa phương, sơ đã vận động các nhà hảo tâm quyên góp để xây dựng nhà nuôi dạy trẻ mồ côi và đặt tên là “Mái ấm Thiên Ân”. Đến nay, Mái ấm Thiên Ân là mái nhà chung của 180 đứa trẻ với nhiều hoàn cảnh khác nhau. 40 nhân viên của Mái ấm là phụ nữ, đàn ông, người già neo đơn.

Mái nhà chung của trẻ thơ

Cùng chúng tôi đi dạo vòng quanh mái ấm, sơ Chi bộc bạch: Mái ấm này như một cuốn sách. Mỗi đứa trẻ là một câu chuyện trong đó. Có những câu chuyện buồn, nhiều nước mắt. Có đứa nhà nghèo có nguy cơ bỏ học giữa chừng, có đứa bị bỏ rơi, có đứa bệnh tật và có cả những đứa trẻ về với mái ấm khi còn đỏ hỏn và hầu hết là đồng bào DTTS. Mái ấm như một mái nhà che chở, bảo vệ, chăm sóc các con trước giông tố cuộc đời, khi các con còn quá nhỏ chưa đủ sức đương đầu.

Có lẽ với tình thương dạt dào của các sơ, nên những đứa trẻ lớn lên ở đây rất mạnh dạn khi giao tiếp với người lạ. Em Lê Thị Hoài Thư cho biết: “Em được sơ Chi nhận về nuôi khi còn rất nhỏ và tên của em cũng là do sơ Chi đặt cho. Học hết lớp 9, em không học nữa mà học nghề. Sơ Chi truyền lại cho em cách làm bánh mì. Từ đây, em bắt đầu nhận nhiệm vụ làm bánh mì trong Mái ấm để phục vụ bữa ăn cho các em nhỏ ở đây”.

Một hoàn cảnh khác là em Nhip, người Jrai ở xã Hà Bầu, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) vì điều kiện gia đình khó khăn có nguy cơ đứt gánh con chữ, nên năm 13 tuổi Nhip được cha mẹ gửi vào Mái ấm. Nhờ tình yêu của các sơ, Nhip tốt nghiệp Trung cấp Mầm non và trở về mái ấm dạy chữ cho các em nhỏ nơi đây.

Cùng với việc tạo điều kiện học tập, sơ Chi còn hỗ trợ học nghề, làm nghề và tạo những công việc phù hợp để các em có việc làm ổn định. Chính từ đó, các em có thể tự lo cho bản thân cũng như hỗ trợ sơ để nuôi dưỡng những em khác. Một số em có đồng ra, đồng vào gửi về cho gia đình mình.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.