Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Luật Nhà giáo: Quy định cụ thể các chính sách cho nhà giáo vùng khó khăn

Hoàng Quý - 13:59, 20/11/2024

Sáng 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm tới các chính sách cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước)
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước)

Phát biểu góp ý tại Phiên họp, đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Phước nhìn nhận, dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp lần này đã định danh nhà giáo một cách rất chuyên nghiệp, khoa học… 

Theo đại biểu, việc thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” và “nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” là hết sức cần thiết. Đại biểu Điểu Huỳnh Sang nhấn mạnh, tạo cơ sở pháp lý phát triển đội ngũ nhà giáo có vai trò rất là quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

Quan tâm đến các chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo xem xét, quy định cụ thể hơn các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo dạy ở các trường chuyên biệt, nhà giáo là người DTTS; cũng như các chính sách thu hút nhà giáo về công tác ở các vùng đồng bào DTTS, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn… Cùng với đó, bổ sung chính sách hỗ trợ nhà giáo dạy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên do tính chất khó khăn, phức tạp tại các cơ sở giáo dục này.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình)
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình)

Cùng quan tâm tới đội ngũ nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện khó khăn, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) cho biết, tại khoản 1, Điều 6 quy định: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo; bảo đảm số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ nhà giáo, đặc biệt nhà giáo là người DTTS và nhà giáo đang công tác tại vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, trong dự thảo Luật Nhà giáo chưa thể hiện rõ chính sách này.

Về bảo đảm số lượng đội ngũ nhà giáo, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung cho biết, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm học 2022 - 2023 cả nước vẫn còn thiếu hơn 100.000 giáo viên đối với cấp học phổ thông và theo các dự báo của Tổng cục Thống kê đến năm 2045, thì dự báo đến năm 2030 cả nước cần bổ sung thêm hơn 358.000 giáo viên. Do vậy, đại biểu cho rằng, Luật Nhà giáo cần có những chính sách để bảo đảm về số lượng nhà giáo.

Về chất lượng đội ngũ nhà giáo, đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần có thể hiện rõ hơn các chính sách để đảm bảo Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng của nhà giáo.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.