Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thay đổi nếp nghĩ cách làm từ các mô hình chỉ đạo điểm Dự án 8

Thúy Hồng - 09:14, 15/11/2024

Chiều 14/11, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết chỉ đạo điểm Dự án 8 thuộc chương trình MTQG phát triển KTXH vùng DTTS và miền núi ( Chương trình MTQG 1719) và giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp duy trì, nhân rộng các mô hình điển hình thực hiện Dự án 8. Tham dự Hội nghị có đại diện Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy Ban Dân tộc, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cùng Hội Phụ nữ các tỉnh thực hiện Dự án 8 và các mô hình điểm.

Bà Trần Lan Phương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị
Bà Trần Lan Phương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị bà Trần Lan Phương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam cho biết: Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội LHPN Việt Nam các cấp đã chủ động, nỗ lực chủ trì triển khai Dự án đạt được những kết quả tích cực. Đồng thời Phát huy được thế mạnh, sự tham gia của các ngành, các cấp liên quan và Người có uy tín tại cộng đồng trong các hoạt động nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới và những tập tục có hại đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo bà Trần Lan Phương, để có cơ sở để đánh giá, rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo, điều hành triển khai Dự án 8 giai đoạn I, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã triển khai chỉ đạo điểm các mô hình, hoạt động Dự án tại 8 giai đoạn 2021 - 2025, tại 8 tỉnh đại diện các vùng miền, gồm Bắc Kạn, Thanh Hóa, Điện Biên, Lào Cai, Quảng Bình, Gia Lai, Bình Phước, Sóc Trăng và tập trung nguồn lực triển khai toàn diện các mô hình, hoạt động của Dự án tại địa bàn điểm.

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Sau 3 năm triển khai, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã hỗ trợ thành lập và duy trì hiệu quả 6 tổ truyền thông cộng đồng, 2 địa chỉ tin cậy, 3 Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; thí điểm hỗ trợ 8 mô hình tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ/đồng làm chủ ứng dụng công nghệ. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS, nâng cao năng lực lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng/trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng và tổ chức đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản đã được các ban/đơn vị và Hội LHPN các tỉnh bố trí triển khai đồng độ hỗ trợ tại xã điểm.

Các hoạt động chỉ đạo điểm bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành vi của người dân, góp phần thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xóa bỏ định kiến giới và giảm thiểu tác động của các vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu vượt qua các rào cản, định kiến giới, tiên phong thay đổi, khẳng định vai trò, vị trí của bản thân trong gia đình và cộng đồng.

Các đại biểu tham quan triển lãm
Các đại biểu tham quan triển lãm

Cũng theo bà Trần Lan Phương, bên cạnh những kết quả tích cực, công tác chỉ đạo điểm Dự án còn gặp một số khó khăn nhất định. Cần tiếp tục có giải pháp khắc phục và thúc đẩy trong thời gian tới: cán bộ thực hiện dự án, nhất là cấp cơ sở còn lúng túng trong quản lý tổ chức thực hiện Dự án; năng lực duy trì, vận hành mô hình của Ban Chủ nhiệm/Ban Quản lý còn hạn chế; việc hỗ trợ duy trì hoạt động của Tổ Truyền thông cộng đồng và Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” gặp khó khăn do chưa được cấp kinh phí duy trì hoạt động

Tại Hội nghị các đại biểu đã chia sẻ về tác động từ những mô hình của Dự án 8
Tại Hội nghị các đại biểu đã chia sẻ về tác động từ những mô hình của Dự án 8

Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung chia sẻ, thảo luận đánh giá thêm về kết quả, tác động và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai các mô hình của Dự án 8, góp phần thực hiện hiệu quả các nội dung, chỉ tiêu của Dự án giai đoạn I và làm căn cứ để đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác chỉ đạo thực hiện Dự án ở giai đoạn tiếp theo.

Bà Lò Thị Thu Thủy, Trưởng Ban Dân tộc - Tôn giáo phát biểu tại Hội nghị
Bà Lò Thị Thu Thủy - Trưởng Ban Dân tộc - Tôn giáo Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Kết luận Hội nghị Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương nhấn mạnh: Địa bàn triển khai các mô hình điểm là những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, song từ sự phối hợp của Hội Phụ nữ với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc phối hợp thực hiện các mô hình điểm đạt được những kết quả tích cực. 

Các Ban của Hội LHPN Việt Nam được giao nhiệm vụ thực hiện các mô hình điểm đã tập hợp được sự vào cuộc của các đội ngũ chuyên gia, các cấp chính quyền địa phương. Đồng thời tận dụng được nguồn lực, lồng ghép hiệu quả giữa các mô hình của Dự án 8 và các dự án khác trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các mô hình điểm đã tạo sự lan tỏa, là mô hình để các địa phương học tập.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng Ban Tuyên giáo, Hội LHPN Việt Nam phát biểu tham luận tại Hội nghị
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng Ban Tuyên giáo, Hội LHPN Việt Nam phát biểu tham luận tại Hội nghị

Để tiếp tục phát huy hiệu quả các mô hình, hoạt động của Dự án tại địa bàn chỉ đạo điểm, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành liên quan và Hội LHPN các cấp cần tiếp tục quan tâm, phối hợp duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình gắn với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị

Đồng thời tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội cơ sở, thành viên Ban Quản lý/Ban Chủ nhiệm; đặc biệt là phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng trong các hoạt động tuyên truyền, vận động xóa bỏ định kiến giới và các tập tục.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.