Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khai mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

PV - 11:05, 14/11/2024

Với một số nội dung có thể được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan chủ trì thể hiện quan điểm rõ ràng có bảo đảm đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại đợt 2 hay chưa, làm cơ sở để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc, xem xét.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Sáng 14/11, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Phiên họp diễn ra trong 2,5 ngày (dự phòng 1 ngày), có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua rất nhiều nội dung, nhất là cho ý kiến tiếp thu, giải trình các dự án Luật sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Kỳ họp thứ 8 đã qua 2/3 thời gian chương trình, nội dung kỳ họp được thực hiện theo đúng yêu cầu đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tinh thần phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm phiên khai mạc kỳ họp và văn bản của Chủ tịch Quốc hội về đổi mới trong xây dựng pháp luật đã được đại biểu Quốc hội đồng thuận, đánh giá cao.

Trong phần góp ý của các đại biểu Quốc hội thể hiện tinh thần luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa các nội dung thuộc thông tư, nghị định; tăng cường phân cấp, phân quyền, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Từ đó tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật và tổ chức thi hành luật đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian tới.

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)
Quang cảnh Phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Chủ tịch Quốc hội đánh giá không khí nghị trường, các cuộc thảo luận ở tổ sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, sâu sắc, phản ánh khách quan, toàn diện những vấn đề thực tiễn.

Kết thúc đợt 1, Quốc hội thông qua các nghị quyết về công tác nhân sự và 3 nghị quyết, cho ý kiến đối với 19/22 dự án luật, dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại đợt 2.

Trong 2 ngày làm việc của Phiên họp thứ 39, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện 12 nội dung gồm xem xét, cho ý kiến với 9 dự án luật sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại đợt 2 Kỳ họp và 3 nội dung khác thuộc thẩm quyền.

Nếu có phát sinh vấn đề phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể bố trí xem xét các nội dung này vào thời gian dự phòng ngày 19/11.

Ngay sau phần khai mạc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc./.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.