Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Lễ hội văn hóa "Chợ tình Xuân Dương" sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2023

T.Hợp - 15:00, 09/05/2023

Lễ hội văn hóa "Chợ tình Xuân Dương" sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5 (tức ngày 23 - 25/3 âm lịch), tại xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn với nhiều hoạt động hấp dẫn hứa hẹn sẽ thu hút sự viếng thăm của nhiều du khách thập phương.

Chợ tình Xuân Dương - Ngày hội của đồng bào DTTS huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
Chợ tình Xuân Dương - Ngày hội của đồng bào DTTS huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

“Đến hẹn lại lên”, cứ vào dịp 25/3 (âm lịch) hằng năm, Chợ tình Xuân Dương - nét văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào các dân tộc nơi đây và thu hút sự viếng thăm của nhiều du khách thập phương.

Lễ hội văn hóa "Chợ tình Xuân Dương" được tổ chức nhằm nâng cao đời sống văn hóa cho Nhân dân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc. Đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh của huyện Na Rì trong phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm OCOP và nông sản đặc sản địa phương.

Theo kế hoạch, Lễ hội văn hóa "Chợ tình Xuân Dương" năm nay sẽ diễn ra các nội dung chính như: Hội trại, thi đấu bóng chuyền da (nam); biểu diễn văn nghệ, trình diễn di sản văn hóa, trò chơi dân gian, thi ẩm thực; trưng bày quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm hàng hóa đặc sản của địa phương.

Trong đó, hát Sli giao duyên nam nữ bên bến sông, khu vực Lễ hội hứa hẹn sẽ là điểm nhấn của Lễ hội năm nay; trình diễn trang phục dân tộc đặc trưng của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, Kinh. Ngoài ra còn có cuộc thi ẩm thực các món ăn dân tộc với các món ăn đặc trung của từng địa phương; tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: Bịt mắt bắt vịt, bịt mắt đánh trống, tung vòng cổ chai, đi cà kheo, đi guốc mộc, lảy cỏ...

12 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản của địa phương cũng hứa hẹn sẽ giới thiệu rộng rãi các sản phẩm OCOP và nông sản đặc sản địa phương đến với du khách.

Chợ tình Xuân Dương tại Bắc Kạn có một truyền thuyết rất cảm động về tình yêu đôi lứa. Câu chuyện kể rằng có hai vợ chồng ở thôn Pác Sen (xã Xuân Dương, huyện Na Rì, Bắc Kạn) thương yêu nhau lắm, khi xuống chợ, đi kín nước, lúc lên nương làm rẫy... đi đâu họ cũng có nhau. Trong một ngày như vậy, hai vợ chồng cùng nhau ra đồng, chồng phát cây cuối ruộng, vợ cuốc đất đầu ruộng. Khi mặt trời đứng bóng, người chồng mới thôi chặt cây, phát cỏ để gọi vợ về nghỉ, nhưng không nghe được tiếng trả lời của vợ, chỉ nghe tiếng núi đồi vọng lại. Tìm mãi chẳng thấy vợ đâu, khi tới đầu ruộng, chỉ còn lại cuốc vứt chỏng trơ, cỏ cây gẫy nát. Sau này người chồng mới hay vợ mình đã bị một tên quan đi qua thấy người phụ nữ đẹp đã cho quân bắt nàng mang đi. Người vợ chống cự, kêu cứu thảm thiết nhưng do thửa ruộng quá dài, người chồng không nghe thấy.

Sau này, nàng có dịp trở lại quê, vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi, nhưng cũng chỉ biết ôm nhau khóc chứ không thể hàn gắn lại tình xưa vì mỗi người đều đã yên bề gia thất.

Biết chuyện, dân làng ai cũng tỏ lòng thương. Cảm động trước tình cảm của những người yêu nhau nhưng không đến được với nhau nên mọi người đồng ý để hai vợ chồng cũ có một ngày ôn lại chuyện xưa và chọn thửa ruộng dài (Nà Rì) của vợ chồng nhà nọ làm nơi tụ họp, đó là ngày 25/3 (âm lịch). Ruộng dài (Nà Rì) cũng là tên của cả huyện Na Rì (Bắc Kạn) ngày nay.

Tin cùng chuyên mục
Bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi" gây xúc cảm mạnh cho người xem

Bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi" gây xúc cảm mạnh cho người xem

Họa sĩ Lê Sa Long chia sẻ, động lực thôi thúc anh bắt tay vào vẽ bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi" chính là khi xem bản tin thời sự về trận lũ quét ở thôn Làng Nủ, Lào Cai. Hình ảnh về những mất mát, tang thương tại đây đã khiến anh không thể ngồi yên. Bức tranh gây xúc động nhất đối với anh là chân dung cô bé làng Nủ – đã mất hết gia đình, nhà cửa chỉ sau một đêm kinh hoàng.