Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi)

Hoàng Quý - 18:48, 02/11/2022

Chiều 2/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Giá (sửa đổi); thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận

Luật giá đã đi vào cuộc sống, đạt được nhiều kết quả tích cực

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Giá (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết dự án Luật Giá (sửa đổi) đã kế thừa, phát huy và hoàn thiện những quy định tại Luật giá và các luật chuyên ngành có quy định về giá còn phù hợp với thực tiễn. Đồng thời sửa đổi, bổ sung những quy định chưa rõ, còn bất cập, chưa thống nhất. Loại bỏ những quy định không còn phù hợp, chồng chéo, vướng mắc; đồng thời luật hóa một số quy định tại các văn bản dưới luật đã ổn định.

Về bố cục và nội dung cơ bản của dự thảo Luật Giá (sửa đổi) gồm 8 chương, 72 điều, so với luật hiện hành đã bổ sung 3 chương về (1) Chương III về nội dung quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước (2) Chương V về công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và (3) Chương VII về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá nhằm củng cố cơ sở pháp lý cho việc triển khai nhiệm vụ này trong thực tiễn.

Nội dung dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã bám sát mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa 9 nhóm chính sách đề nghị xây dựng dự án Luật, gồm: Những quy định chung; Chính sách về danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Chính sách về phương pháp định giá; Chính sách về bình ổn giá; Chính sách về hiệp thương giá; Chính sách về kê khai giá; chính sách tổng hợp, phân tích, dự báo; Các chính sách về nội dung thẩm định giá và Doanh nghiệp thẩm định giá; Chính sách về thẩm định giá của Nhà nước.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giá (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Luật Giá (sửa đổi) và chỉ rõ, sau gần 10 năm thực hiện, Luật Giá năm 2012 đã bộc lộ một số hạn chế cần kịp thời sửa đổi.

Theo đó, các hạn chế cụ thể là vai trò, phạm vi quản lý, điều tiết giá của Nhà nước trong vận hành kinh tế cần được nghiên cứu, hoàn chỉnh; nhiều vấn đề mới phát sinh trên thực tế chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng đã và đang cản trở hoạt động trong một số lĩnh vực; tính thống nhất, đồng bộ của Luật Giá với một số đạo luật liên quan đến quản lý giá trong một số trường hợp chưa bảo đảm. Do đó, Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với đề xuất sửa đổi Luật nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Quang cảnh phiên thảo luận
Quang cảnh phiên thảo luận

Bảo đảm tính đầy đủ của các quy trình, thủ tục để tiến hành Kỳ họp

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), các đại biểu cơ bản tán thành các nội dung của dự thảo Nghị quyết; đồng thời đánh giá cao quá trình sửa đổi Nội quy Kỳ họp được tiến hành bài bản, kỹ lưỡng, khoa học, tham khảo ý kiến các chuyên gia. Các đại biểu kỳ vọng những sửa đổi bổ sung này sẽ góp phần tăng cường tính dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp cho hoạt động của Quốc hội.

Một số đại biểu đã đưa ra góp ý, đề xuất Nghị quyết cần bổ xung một số vấn đề như: Quy định rõ thành phần khách mời khi tổ chức Kỳ họp theo hình thức trực tuyến; quy định rõ các nội dung liên quan đến tài liệu kỳ họp; quy định rõ phiên họp công dân được dự thính; cần có chế tài nhắc nhở đối với trường hợp gửi văn bản chậm cho đại biểu nghiên cứu; thiết kế thành Nghị quyết quy định chi tiết thi hành Luật Tổ chức Quốc hội; đánh giá thêm hiệu quả hình thức họp trực tuyến…

Tại phiên thảo luận, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường - Trưởng Ban soạn thảo đã giải trình làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết đã có 18 lượt ý kiến phát biểu, trong đó có 3 lượt ý kiến tranh luận. Còn 3 đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu, nhưng chưa phát biểu do hết thời gian, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu gửi ý kiến bằng văn bản tới Tổng Thư ký Quốc hội để tiếp thu.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng các vấn đề đại biểu Quốc hội đã phát biểu để tiếp thu tối đa các ý kiến, chỉnh lý, hoàn thiện báo cáo tiếp thu giải trình, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết Nội quy Kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua vào cuối Kỳ họp thứ 4.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận