Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Nhiều vấn đề quan trọng được đưa ra trong phiên thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội

Hoàng Quý - 20:16, 28/10/2022

Chiều 28/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước; Phương án phân bổ ngân sách Trung ương và Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận

Tại phiên thảo luận, các đại biểu nhận định năm 2022 là năm tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, Quốc hội đã ban hành nhiều quyết sách phù hợp, Chính phủ sát sao quyết liệt thực hiện các biện pháp nên nền kinh tế đang dần hồi phục. Các cại biểu đồng tình với 12 nhóm nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT-XH năm 2023 mà Chính phủ đề ra.

Một số đại biểu đề xuất Quốc hội, Chính phủ trong thời gian tới cần: Triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông; Tăng cường công tác giám sát việc ban hành các văn bản dưới luật; có giải pháp bảo đảm ổn định thị trường tài chính, thị trường vốn; Điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất quốc gia của các địa phương có nhu cầu; Tăng cường kiểm soát lạm phát, tránh tình trạng giá xăng dầu tăng kéo theo các mặt hàng khác tăng theo; Xem xét sớm thành lập Ủy ban năng suất quốc gia và quyết tâm hoàn thiện môi trường, thể chế pháp luật để thúc đẩy năng suất lao động; Cần phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội…

Sau đó, Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Quang cảnh phiên thảo luận
Quang cảnh phiên thảo luận

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, sau 2 ngày làm việc sôi nổi, đã có 85 đại biểu phát biểu, 8 ý kiến đại biểu Quốc hội tranh luận, 10 Bộ trưởng và Phó Thủ tướng Chính phủ đã tham gia phát biểu, giải trình làm rõ nhiều vấn đề được cử tri, của các đại biểu Quốc hội quan tâm.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan thẩm tra, các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội trường, các ý kiến thảo luận tại tổ và đưa vào các nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước vào Nghị quyết của Quốc hội; đưa nội dung tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh vào Nghị quyết chung của Kỳ họp gửi đại biểu Quốc hội cho ý kiến và trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.