Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Khởi sắc trên quê hương Pha Mu

Hà Minh Hưng - 16:55, 30/09/2023

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt xã Pha Mu, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu có nhiều khởi sắc. Kết cấu hạ tầng có bước phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao…

Toàn cảnh Pha Mu xây dựng xã NTM hôm nay
Toàn cảnh Pha Mu xây dựng xã NTM hôm nay

Xã Pha Mu có 5 bản/207 hộ, dân số gần 1.100 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc chính là Mông và Thái, giáp ranh với xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Trước đây nhắc đến địa danh Pha Mu, người ta lại mường tượng ra những mái nhà tranh xiêu vẹo, đường đất lầy lội, trơn trượt mỗi mùa mưa đến...

Ông Lò Văn Chựa, Trưởng bản Pá Khôm cho biết: Trước đây người dân Pha Mu chỉ quen cấy một vụ, vật nuôi thì thả rông bừa bãi, con cái phó mặc cho nhà trường, thầy cô. Có năm mất mùa, dịch bệnh hoành hành, nhà nào cũng đói, Tết đến Xuân về cả bản chỉ biết trông ngóng vào nguồn gạo cứu trợ của Nhà nước, ngày đó ảm đạm lắm…”.

Đường nông thôn mới ở Pha Mu khang trang, sạch đẹp
Đường nông thôn mới ở Pha Mu khang trang, sạch đẹp

Nhưng chuyện đó xưa rồi. Từ một xã ĐBKK giờ Pha Mu đã vươn lên trở thành địa phương sắp đạt chuẩn NTM. Năm 2011, Pha Mu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Nhiều lớp tri thức trẻ được điều về xây dựng Pha Mu, đánh thức những tiềm năng lợi thế của vùng đất này.

Bà Lò Thị Quyn, Phó Chủ tịch UBND xã chưa khi nào quên cảnh một thời hằng đêm cùng các già làng, Người có uy tín đến từng nhà vận động bà con hiến đất, góp công làm đường giao thông. Ban đầu cũng gặp những trở ngại, vì nhiều người chưa hiểu, bằng sự nhiệt thành cùng uy tín và tiếng nói của các cao niên, dần dần mọi người đã hiểu ra và đồng lòng ủng hộ.

Anh Lò Văn Lanh, người dân Bản Chít chia sẻ: “Ban đầu, chúng tôi cũng không hiểu Chương trình xây dựng NTM là gì. Nhưng sau khi được cán bộ xã, bản tuyên truyền, giải thích, dần dần tôi và người dân đã hiểu. Nhờ có Chương trình xây dựng NTM mà người dân chúng tôi đã được tạo nhiều điều kiện để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập giúp đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện”.

Khi người dân đã hiểu, họ hăng hái tham gia ngày công, hiến đất, ủng hộ vật liệu để làm đường giao thông... Nhiều hộ còn góp tiền mua hoa, cây cảnh về trồng hai bên đường tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

Người dân Pha Mu tham gia xây dựng giao thông nông thôn
Người dân Pha Mu tham gia xây dựng giao thông nông thôn

Đến nay, người dân ở Pha Mu đã đóng góp hơn 400 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp các đường giao thông và các công trình nước sinh hoạt. Hiện xã đã có gần 98% số hộ được sử dụng điện an toàn; 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; 100% số trường học trên địa bàn xã đạt chuẩn quốc gia; 100% bản có nhà văn hoá…

Ông Hoàng Phi Hùng, Chủ tịch UBND xã Pha Mu khẳng định: Chương trình xây dựng NTM đã mang lại những kết quả đột phá và toàn diện về mọi mặt. Đến thời điểm này, theo tiêu chuẩn xã NTM thì Pha Mu mới đạt 12/19 tiêu chí. Tuy nhiên, bộ mặt kinh tế - xã hội của xã có nhiều chuyển biến tích cực. Với sự đoàn kết, một lòng của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân, Pha Mu sẽ đạt mục tiêu đề ra, góp phần vào Chương trình xây dựng NTM ở huyện vùng cao Than Uyên.

Hiện nay, người dân Pha Mu đã trồng 40,3ha quế, 21,15ha mắc ca, 1ha tre Bát Độ, 8,1ha chanh leo và hơn 15ha chuối. Đồng thời, với lợi thế đất rừng tự nhiên rộng, nhiều bãi chăn thả là điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi đại gia súc và phát triển nghề nuôi ong lấy mật… Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3 - 4%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm.”


Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.