Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Hiệu quả vốn vay Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Mai Hương - 20:15, 30/06/2023

Những năm qua, việc triển khai cho vay Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thông qua nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã giúp cho gần 9,7 triệu lượt khách hàng trên cả nước có điều kiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước sạch và các công trình vệ sinh, phục vụ sinh hoạt bảo đảm an toàn, vệ sinh, chất lượng sống được nâng lên. Qua đó đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong cả nước.

Nhờ vốn vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện Krông Pắc (Đắk Lắk), gia đình anh Y Priu Niê (áo vàng) ở Buôn Jung2, xã Ea Yông có điều kiện dùng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
Nhờ vốn vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện Krông Pắc (Đắk Lắk), gia đình anh Y Priu Niê (áo vàng) ở Buôn Jung2, xã Ea Yông có điều kiện dùng nước sạch, đảm bảo vệ sinh

Nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) nông thôn là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho Nhân dân. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Chính vì vậy, thời gian qua, Ngân hàng CSXH đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác của người dân để triển khai Chương trình, bảo đảm giải ngân nhanh, kịp thời, đúng quy trình nghiệp vụ.

Đối với bà Y Thị Hà, ở Tổ 22, ấp Tín Nghĩa, xã Xuân Thiện (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH rất có ý nghĩa đối với gia đình trong thực hiện các công trình NS&VSMT. Gia đình bà đã xây dựng 1 hồ chứa nước. Để bảo đảm đủ nước sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình trong mùa khô, mấy năm trước, gia đình bà vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện qua ủy thác cho vay của Hội LHPN xã để đầu tư xây dựng thêm 1 hồ chứa nước ngọt và xây dựng nhà vệ sinh. Hiện với 1 hồ chứa nước, bà bơm nước máy vào dự trữ, lắng lọc lại và bảo đảm đủ nguồn nước sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình.

Bà Y Thị Hà cho biết, vốn vay thực hiện các công trình này lãi suất thấp, trả dễ nên gia đình bà rất yên tâm. Hiện tại, hàng tháng bà thực hiện trả lãi và gửi tiết kiệm đúng quy định.

Nhờ nguồn vốn vay từ Chương trình NS&VSMT nông thôn, gia đình bà Y Thị Hà ở Tổ 22, ấp Tín Nghĩa, xã Xuân Thiện (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) đã đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình trong mùa khô
Nhờ nguồn vốn vay từ Chương trình NS&VSMT nông thôn, gia đình bà Y Thị Hà ở Tổ 22, ấp Tín Nghĩa, xã Xuân Thiện (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) đã bảo đảm đủ nước sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình trong mùa khô

Bà Trần Huyền Trang, Chủ tịch Hội LHPN xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất cho biết, đến thời điểm này, Hội có 6 Tổ tiết kiệm và vay vốn từ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện với 347 thành viên, trong đó có 277 thành viên vay vốn thực hiện các công trình NS&VSMT với dư nợ trên 4.454 triệu đồng.

Ông Lê Bá Chuyên - Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Đồng Nai cho biết, từ khi thực hiện Chương trình tín dụng cho vay NS&VSMT nông thôn theo Quyết định số 62/2004 ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay nguồn vốn cho vay toàn tỉnh 1.284.793 triệu đồng. Theo đó, đã hỗ trợ cho trên 78.237 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận để đầu tư 156.536 công trình NS&VSMT ở nông thôn, với doanh số cho vay 5 tháng đầu năm 187.464 triệu đồng với 9.408 hộ vay. Qua đó, giúp cho người dân khu vực nông thôn có điều kiện sử dụng nguồn nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, cải thiện cuộc sống, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

"Chương trình tín dụng NS&VSMT góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia NTM trên địa bàn tỉnh. Đến 31/5/2023, toàn tỉnh có 11/11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 120/120 xã NTM, trong đó có 77 xã NTM nâng cao, 10 xã NTM kiểu mẫu", ông Lê Bá Chuyên cho biết thêm.

Không chỉ ở Đồng Nai, tỉnh Bắc Kạn cũng là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả vốn vay từ Chương trình NS&VSMT. Ông Hoàng Đình Nhuận - Phó Giám đốc chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Kạn cho biết, theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với mục tiêu và các chỉ tiêu quan trọng trong 5 năm 2020 - 2025: Đến năm 2025, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98,5%, trong đó 50% được sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98,5%, đến 2025 duy trì tỷ lệ 98,5%.

Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách và các nguồn vốn khác đã góp phần đưa tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đến nay đạt 98,5%, trong đó số hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia 44,36%; 69 xã đã đạt chỉ tiêu 17.1 thuộc Bộ tiêu chí xã NTM; 35 xã đạt cả 3 chỉ tiêu 18.1, 18.2, 18.3 thuộc Bộ tiêu chí xã NTMnâng cao; có 4 huyện đạt cả 2 chỉ tiêu 8.1, 8.2 thuộc Bộ tiêu chí huyện NTM.

Nhờ Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, gia đình Đào Thị Mỵ ở thôn Khuổi Luông, xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) có đủ nguồn nước sạch sử dụng, đảm bảo an toàn vệ sinh cho gia đình.
Nhờ Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, gia đình bà Đào Thị Mỵ ở thôn Khuổi Luông, xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) có đủ nguồn nước sạch sử dụng, bảo đảm an toàn vệ sinh cho gia đình

Gia đình chị Đào Thị Mỵ dân tộc Mông, ở thôn Khuổi Luông, xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) trước đây chỉ có nhà tắm tạm bợ, tuềnh toàng, mọi sinh hoạt đều dùng nước trong khe suối. Nguồn nước không bảo đảm vệ sinh nên mọi người rất hay bị bệnh đường ruột, da liễu. Năm 2022, gia đình chị được vay 20 triệu đồng từ Chương trình NS&VSMT nông thôn để xây nhà vệ sinh và công trình cung cấp nước sạch. Cùng với tiền tiết kiệm, gia đình chị đã xây công trình khép kín nhà tắm, nhà vệ sinh và công trình nước sạch. Chị Mỵ phấn khởi cho biết: Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, gia đình tôi có nước sạch, công trình vệ sinh khép kín nên mọi sinh hoạt tiện lợi hơn nhiều.

Đồng Nai và Bắc Kạn chỉ là hai trong rất nhiều địa phương đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ Chương trình NS&VSMT, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, cải thiện môi trường. Trong thời gian tới, Ngân hàng CSXH sẽ tiếp tục duy trì, mở rộng đối tượng vay vốn theo nhu cầu thực tế của người dân, hướng đến hỗ trợ bà con cải thiện điều kiện sống ngày một an toàn, vệ sinh và tiện lợi hơn, nhất là giúp người dân chủ động hơn trong công tác phòng chống hạn, mặn hàng năm.

Từ khi thực hiện Chương trình tín dụng cho vay NS&VSMT nông thôn theo Quyết định số 62/2004 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến hết ngày 31/5/2023, Ngân hàng CSXH đã giúp cho gần 9,7 triệu lượt khách hàng vay vốn với tổng dư nợ cho vay đạt 52.744 tỷ đồng, hơn 3 triệu khách hàng đang còn dư nợ.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.