Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngân hàng Chính sách xã hội nhận bàn giao biểu trưng Logo Ngân hàng Phục vụ người nghèo

Phan Anh - Mai Hương - 10:18, 06/04/2023

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) vừa tổ chức buổi nhận bàn giao biểu trưng Logo Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam, tiền thân NHCSXH hiện nay, của tác giả Dương Hồng Khánh, nguyên Trưởng phòng Thông tin Tuyên truyền Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Tham dự buổi nhận bàn giao có Phó Tổng Giám đốc Huỳnh Văn Thuận; Chánh Văn phòng; Giám đốc Trung tâm Đào tạo; Giám đốc và các Phó Giám đốc Ban Hợp tác quốc tế và Truyền thông NHCSXH.

Ngân hàng CSXH tiếp nhận biểu trưng Logo Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam từ tác giả Dương Hồng Khánh.
Ngân hàng CSXH tiếp nhận biểu trưng Logo Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam từ tác giả Dương Hồng Khánh.

Chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển của NHCSXH, rộng hơn là quá trình Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo (giai đoạn 1993 - 1994) đến Ngân hàng Phục vụ người nghèo (giai đoạn 1995 - 2002) là một quá trình liên tục tìm tòi, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của thế giới vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

Đến nay có thể khẳng định phương thức tín dụng xóa đói, giảm nghèo và mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là hoàn toàn phù hợp, có hiệu lực và hiệu quả cao, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của cả xã hội tham gia vào thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo. Qua đó, khẳng định được vai trò, vị thế là một công cụ quan trọng trong sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo được Chính phủ, các bộ, ngành, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và Nhân dân đánh giá cao.

Trong suốt chặng đường phát triển, NHCSXH đã không ngừng ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hình ảnh biểu trưng búp sen hồng đã trở thành điểm tựa, niềm tin và gia tăng thêm nghị lực niềm tin cho những người nghèo, đối tượng chính sách từ đất liền tới hải đảo, từ miền núi, vùng sâu, vùng xa đến vùng đồng bằng, thành thị hiện thực hóa khát vọng thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương của mình, cũng như thực hiện những hoài bão lớn trở thành những công dân có ích cho quốc gia dân tộc.

Chia sẻ về câu chuyện ý tưởng ban đầu khi xây dựng biểu trưng Logo Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam cách đây tròn 28 năm, tác giả Dương Hồng Khánh cho biết hình ảnh Logo Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam là biểu tượng của hình ảnh bông hoa sen thanh cao, trong sáng, toả hương thơm ngát và cũng là hình ảnh ngọn lửa khát vọng của hàng triệu, hàng chục triệu người nghèo Việt Nam được vay vốn ưu đãi làm ăn, tự nỗ lực vươn lên, thoát nghèo, trở thành hộ gia đình khá giả, làm chủ cuộc sống tốt đẹp của mình, hòa nhập với cộng đồng xã hội.

Tại buổi bàn giao, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Huỳnh Văn Thuận cũng đã gửi lời cảm ơn chân thành tới tác giả Dương Hồng Khánh đã lưu giữ cẩn thận được bản vẽ gốc Logo Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam đầu tiên.

Phó Tổng Giám đốc Huỳnh Văn Thuận cho biết, Logo NHCSXH hiện nay dù chỉ thêm một chữ “S” vào giữa cụm từ VBP (Vietnam Bank for the poor) thành VBSP (Vietnam Bank for Social Policies) cũng đã mang một quan điểm chủ trương rộng lớn và nhân văn hơn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ dành cho người nghèo và đối tượng yếu thế, để không ai bị bỏ lại phía sau vì thiếu vốn.

Với biểu trưng gắn liền với hình ảnh của loài hoa thanh tao, thuần khiến có sức sống mãnh liệt, thân thiện, gắn liền với đời sống con người và cảnh sắc làng quê Việt Nam, nhắc nhở mỗi cán bộ NHCSXH không ngừng nỗ lực phấn đấu; vượt qua khó khăn, thử thách; cần - kiệm - liêm chính - chí công - vô tư; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả mà Đảng - Quốc hội - Chính phủ và Nhân dân cả nước đã tin tưởng giao phó.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.