Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Hội thi “Rung chuông vàng” tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Nguyệt Anh - 19:28, 15/11/2022

Chiều 14/11, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) tổ chức Hội thi “Rung chuông vàng” tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2022 tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Pác Nặm.

Một tiểu phẩm được trình diễn tại Hội thi.
Một tiểu phẩm được trình diễn tại Hội thi.

Đây là hoạt động ngoại khóa thực hiện Tiểu dự án 2- Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025).

Trong khuôn khổ chương trình, sau khi xem trình chiếu video “Đồng hành cùng trẻ em gái dân tộc thiểu số đẩy lùi nạn tảo hôn”, các em học sinh của trường đã biểu diễn tiểu phẩm có nội dung đề cập đến tình trạng tảo hôn. Tiếp đó, 100 em học sinh được lựa chọn từ các khối lớp của trường bước vào phần thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu kiến thức pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình, phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống như: Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Trẻ em; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình…

Hội thi thu hút 100 em học sinh tham gia.
Hội thi thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Hội thi nhằm giúp các em học sinh hiểu hơn về giá trị của việc học tập, các hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; những nét đẹp trong văn hóa hôn nhân của người dân tại địa phương cần được gìn giữ…

Sau Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Pác Nặm, Hội thi “Rung chuông vàng” sẽ tiếp tục được tổ chức lần lượt tại 9 trường học tại các xã trên địa bàn huyện từ ngày 21/11 đến 1/12/2022.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.