Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Kiên Giang: Sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS”

V.Linh - H.Diễm - 05:14, 11/11/2022

Ngày 10/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giai đoạn 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Ông Danh Phúc - Trưởng Ban Dân tộc Kiên Giang phát biểu tại Hội nghị
Ông Danh Phúc - Trưởng Ban Dân tộc Kiên Giang phát biểu tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị có ông Danh Phúc - Trưởng ban Ban Dân tộc Kiên Giang; ông Danh Lắm - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang; đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn, thành viên các Câu lạc bộ “Phòng chống tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS”.

Là tỉnh vùng biên, Kiên Giang là địa phương có 14,8% dân số là đồng bào DTTS, hầu hết là dân tộc Khmer. Những năm qua, nhờ đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, nên tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể. Nếu như ở giai đoạn 2015 - 2020, trên địa bàn tỉnh có hơn 66.000 cặp đôi kết hôn, có đến 71 trường hợp tảo hôn; đến giai đoạn 2021 - 2022 có 36.000 cặp đôi kết hôn, nhưng chỉ còn 1 trường hợp tảo hôn. Hầu hết, các trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thuộc các hộ nghèo, ở khu vực vùng sâu vùng xa, hiểu biết pháp luật còn hạn chế.

Anh Phạm Văn Ẩn - Bí thư xã đoàn Bình Giang (huyện Hòn Đất) phát biểu đề xuất tại Hội nghị
Anh Phạm Văn Ẩn - Bí thư xã đoàn Bình Giang (huyện Hòn Đất) phát biểu tại Hội nghị

Theo ông Danh Lắm - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, nguyên nhân phổ biến là phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại, nhận thức của bậc phụ huynh còn hạn chế trong việc giáo dục con em...

Trên cơ sở những kết quả đạt được, những hạn chế sau 2 năm thực hiện Đề án, đại diện Ban Dân tộc tỉnh đã đưa ra nhiều biện pháp tổ chức thực hiện hiệu quả Tiểu Dự án 2, thuộc Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 và Kế hoạch tổ chức thực hiện của UBND tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025.

Quang cảnh Hội Nghị
Quang cảnh Hội Nghị

Ban Dân tộc tỉnh cũng xây dựng kế hoạch trong triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, quan trọng nhất đó vẫn là công tác tuyên truyền, như tổ chức vận động, giải thích trực tiếp đến người dân, trong học sinh từ cấp THCS; truyền thông qua báo chí, tận dụng tiện ích mạng xã hội để lồng ghép tuyên truyền đến giới trẻ, gắn với tuyên truyền người dân xóa bỏ các hủ tục…

Kết luận Hội nghị, ông Danh Phúc - Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang yêu cầu các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể, làm cơ sở cấp kinh phí thực hiện; nắm được đối tượng cần tuyên truyền, nhân rộng các Câu lạc bộ “Phòng chống tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS”; tăng số lượng thành viên, tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức trong vận động người dân, nhằm lan tỏa những điều hay và xóa những tập tục không phù hợp trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.