Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Truyền thông về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại huyện A Lưới

Kim Anh - 14:45, 11/10/2022

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Trẻ em gái (11/10), sáng ngày 9/10/2022, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Bảo vệ quyền trẻ em tổ chức tập huấn truyền thông thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế cho mạng lưới cộng tác viên Hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế, các cặp vợ chồng trong độ tuổi vị thành niên và một số trường hợp tảo hôn tại xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới.

Các đại biểu tham gia tập huấn
Các đại biểu tham gia tập huấn

Tại buổi Tập huấn, Ths.Bs CKII Phan Đăng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã chia sẻ về thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua. Đặc biệt nhấn mạnh hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và giải pháp giúp cho các trường hợp đã tảo hôn có kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm thiểu việc mang thai và sinh con sớm, sinh đông con ở tuổi vị thành niên, góp phần giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho chính bản thân, gia đình của các trường hợp tảo hôn.

Việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên, khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, thiếu hiểu biết, kinh nghiệm về sức khỏe sinh sản sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ và bé. Việc mang trên mình quá nhiều trách nhiệm khiến các cặp vợ chồng trẻ gián đoạn việc học hành, đánh mất cơ hội trải nghiệm và phát triển bản thân và còn ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội.

Bên cạnh hậu quả của tảo hôn, thì hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống cũng ảnh hưởng rất lớn đến giống nòi. Đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân huyện A Lưới.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.