Báo cáo tại Hội thảo cho biết: Thời gian qua, công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn được lãnh đạo các cấp, ngành tỉnh quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS. Theo thống kê, năm 2020, toàn tỉnh có 186 cặp tảo hôn; năm 2021, toàn tỉnh có 261 cặp tảo hôn; đến tháng 5/2022 có 20 cặp tảo hôn. Tình trạng tảo hôn thường diễn ra ở vùng đồng bào dân tộc Mông, Dao sinh sống tại các huyện: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng…
Tại hội thảo, các đại biểu nghe 7 tham luận về thực trạng, giải pháp công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS; thực trạng và giải pháp truyến thông dân số trong vùng đồng bào DTTS có tình trang tảo hôn; thực trạng và giải pháp về công tác tuyên truyền qua hình thức sân khấu hóa về tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS; thực trạng và giải pháp về công tác tuyên truyền miệng về tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS (đoàn thể, hội, nhóm người, câu lạc bộ, gia đình…); đánh giá tác động từ công tác tập huấn triển khai thực hiện công tác tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS; đánh giá thực trạng về công tác quản lý tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS; một số đề xuất, kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong thời gian tới.
Theo ông Bế Văn Hùng, ngay sau Hội thảo, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tổng hợp các ý kiến của các đại biểu để hoàn chỉnh bộ tài liệu và tổ chức tuyên truyền, phát cho các địa phương sử dụng để phục vụ công tác tuyên truyền về tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS tại các địa phương.