Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiện đại hóa nền hành chính công - Nhìn từ kết quả của huyện miền núi An Lão

Thành Nhân - 12:40, 08/03/2021

Từ ngày 1/11/2019, huyện miền núi An Lão (Bình Định) đã thực hiện ký số online tích hợp trên sim điện thoại di động, với 100% văn bản của UBND huyện và các phòng, ban (trừ các văn bản mật). Cũng từ thời điểm đó, UBND huyện không nhận văn bản giấy từ các phòng ban, đơn vị, địa phương. Từ khi thực hiện ký số trên văn bản điện tử và gửi nhận văn bản điện tử trên phần mềm văn phòng điện tử, ngoài đảm bảo tính kịp thời còn giảm kinh phí văn phòng phẩm, cước phí bưu điện...

UBND huyện An Lão tổ chức Lễ Vận hành phần mềm một cửa điện tử liên thông và chữ ký số.
UBND huyện An Lão tổ chức Lễ Vận hành phần mềm một cửa điện tử liên thông và chữ ký số.

Hiện nay, 10/10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện An Lão đã bố trí phòng làm việc riêng cho bộ phận một cửa; trang bị một số cơ sở vật chất thiết yếu để phục vụ công việc như: Quầy giao dịch đầy đủ các lĩnh vực theo quy định, máy vi tính (1 máy/quầy), máy in, khu vực ngồi chờ, máy nước uống nóng lạnh phục vụ dân…

Trong đó, xã An Hòa, An Tân và thị trấn An Lão được đầu tư hiện đại. UBND huyện cũng đã hỗ trợ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện và 10 xã, thị trấn mỗi đơn vị 1 máy scan để phục vụ công việc, nhất là việc giao nhận văn bản điện tử và thực hiện phần mềm một cửa điện tử.

Nhờ được đầu tư theo hướng hiện đại, bộ phận một cửa của huyện An Lão đã đảm bảo tiếp nhận, trả kết quả đối với 301 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện và các phòng ban, trong đó, có 18 TTHC mức độ 3 và 3 thủ tục mức độ 4. Bộ phận một cửa cấp huyện phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban và UBND cấp xã giải quyết tốt các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, giảm tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn, mang lại sự hài lòng cho người dân.

Anh Phạm Văn Ba, một người dân tại thị trấn An Lão cho hay: "Trước đây, mỗi khi làm giấy tờ thường phải chờ ít nhất phải mất một buổi. Từ khi có bộ phận một cửa, thời gian giải quyết rất nhanh, tôi thường đến để chứng thực giấy tờ, chỉ khoảng 10 - 15 phút là xong việc ". 

Trong năm 2020, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền nên hoạt động kiểm soát TTHC đã được triển khai sâu rộng đến từng cán bộ, công chức, viên chức, góp phần thực hiện tốt TTHC tại địa phương, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Chính quyền huyện An Lão cũng công khai, niêm yết đầy đủ các TTHC theo quy định, tạo điều kiện cho tổ chức, công dân giám sát việc thực hiện TTHC theo thẩm quyền của chính quyền các cấp, tránh gây phiền hà. Chỉ đạo Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã thực hiện nghiêm túc việc công khai TTHC, thực hiện các hồ sơ mẫu đối với những TTHC thường xuyên phát sinh hồ sơ. 

Triển khai nghiêm túc việc vận hành hệ thống một cửa điện tử, đặc biệt là việc cập nhật tình hình giải quyết hồ sơ TTHC vào hệ thống một cửa điện tử tỉnh,;100% đơn vị cấp huyện, UBND cấp xã cập nhật hồ sơ và hệ thống; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết TTHC trên hệ thống nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng hồ sơ trễ hẹn…

Ông Trương Tứ, Chủ tịch UBND huyện An Lão cho biết: Qua đánh giá kết quả năm 2020, hoạt động tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả qua phần mềm một cửa điện tử đã đi vào nền nếp, đảm bảo tính khoa học, khắc phục nhanh chóng tình trạng hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn; mối quan hệ giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các phòng chuyên môn chặt chẽ, các khoản thu phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc đều được công khai, thực hiện minh bạch, rõ ràng.

Hiện nay, phần mềm một cửa điện tử ở cấp huyện ở An Lão hoạt động tương đối ổn định, nhưng ở cấp xã thì vẫn còn nhiều cái khó, nhất là vùng xa xôi, thiết bị thiếu thốn, trình độ nhân lực còn hạn chế. 

“Thành lập thì dễ, nhưng duy trì được mới gian nan. Lúc đầu, các xã ở xa như An Nghĩa, An Toàn đều kêu khó, nhưng chúng tôi quyết tâm, chỉ cần có mạng internet là sẽ làm được. Sự quyết tâm, kiên trì thực hiện chính là động lực quan trọng để mang lại hiệu quả trong quá trình hiện đại hóa nền hành chính. Huyện sẽ tiếp tục vận hành và quản lý tốt phần mềm một cửa điện tử từ huyện đến xã, gắn với kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý ngay những tồn tại, vướng mắc”, ông Trương Tứ chia sẻ.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.