Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Y tế Quảng Bình: Cải cách TTHC để mang lại lợi ích cho người bệnh

QUỲNH CHI - 16:19, 01/10/2019

Việc đẩy mạnh triển khai cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong ngành Y ở tỉnh Quảng Bình đã từng bước tạo được sự hài lòng của người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Người dân ở vùng khó khăn của tỉnh Quảng Bình được quan tâm chăm sóc sức khỏe.
Người dân ở vùng khó khăn của tỉnh Quảng Bình được quan tâm chăm sóc sức khỏe.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Sở Y tế Quảng Bình đã tham mưu UBND tỉnh công bố mới 13 (TTHC), sửa đổi, bổ sung 22 TTHC và bãi bỏ 23 TTHC thuộc thẩm quyền quản lý của sở. 

Trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ chuyên sâu, ngành Y tế đã tập trung vào các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo sự hài lòng cho người bệnh.

Hiện nay, hầu hết các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế đều được tiếp nhận và giải quyết trên phần mềm điện tử. Các thủ tục đã được công khai trên hệ thống mạng, tại các đơn vị và bộ phận một cửa về các loại giấy tờ, biểu mẫu, quy trình thủ tục đến khám, chữa bệnh, nhập viện, chuyển viện, thanh quyết toán phí và lệ phí.

Hầu hết các bệnh viện hiện nay, đều bố trí hệ thống bấm số tự động, hoặc phát sổ khám bệnh cho bệnh nhân, hạn chế tình trạng chờ đợi. Bên cạnh đó, sơ đồ quy trình khám, chữa bệnh, giá viện phí, quy định bệnh viện, quy tắc ứng xử của cán bộ, nhân viên y tế, đặc biệt là hộp thư góp ý, thông tin đường dây nóng để nhận phản ánh được niêm yết công khai.

Điển hình, tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, bình quân mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận 450-500 bệnh nhân. Mặc dù, rất đông người dân tới đăng ký khám bệnh, nhưng không còn cảnh chen lấn, xô đẩy như trước. Bệnh nhân lấy số thứ tự từ hệ thống tự động và ngồi chờ đến lượt gọi khám, quy trình khám chữa bệnh đi vào trật tự, quy củ.

Ông Nguyễn Viết Thái, Giám đốc Bệnh viện phấn khởi nói, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin nên bệnh nhân đã rút ngắn thời gian chờ đợi. Đặc biệt, quyền lợi của người bệnh khi khám, chữa bệnh tại bệnh viện được bảo đảm và công bằng khi tránh được những tiêu cực phát sinh. 

 Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2019, ngành Y tế Quảng Bình đã tiếp nhận 11.924 hồ sơ; trong đó, đã giải quyết 11.886 hồ sơ, đang giải quyết 38 hồ sơ, không có hồ sơ quá hạn. Công tác tiếp đón, hướng dẫn và cung cấp thông tin cho người bệnh về quy trình khám, chữa bệnh, địa điểm cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh hoặc các TTHC, chế độ chính sách về khám, chữa bệnh... đã được các bệnh viện thực hiện tận tình, chu đáo hơn so với trước.

Bà Võ Thị Thu Bồn, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế Quảng Bình cho biết: Xác định yếu tố con người là quan trọng trong cải cách TTHC, Sở Y tế đã củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng nhiệm vụ, bảo đảm hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Đồng thời, Sở luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc; tăng cường xiết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm của công chức, viên chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.