Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi: Cần lộ trình dài hơi

Thúy Hồng - 06:15, 02/01/2024

Bằng những mục tiêu và giải pháp thiết thực, sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các hoạt động của Dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc cần có những giải pháp tích cực để giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS.

Cuộc thi sáng tác các các sáng kiến, sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi đã góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cuộc thi sáng tác các các sáng kiến, sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi đã góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Nhiều mô hình thúc đẩy bình đẳng giới hiệu quả

Xác định việc lồng ghép giới trong Chương trình MTQG 1719 là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và người DTTS, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở vùng đồng bào DTTS. Ngay từ khi triển khai thực hiện Dự án, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam đã triển khai đồng bộ các mô hình, hoạt động của Dự án 8. Các hoạt động của Dự án đã tác động đến đa dạng đối tượng đã bước đầu tạo ra hiệu quả tích cực, dần thay đổi nhận thức của cán bộ các ngành, các cấp và người dân trên địa bàn (đặc biệt phụ nữ, trẻ em) góp phần từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Theo Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh cho biết: Các nội dung, chỉ tiêu cốt lõi, trọng tâm của dự án đề ra trong giai đoạn 1 (2021 - 2025) đã đạt được những kết quả tích cực. Các hoạt động hằng năm được thiết kế và triển khai bám sát yêu cầu định hướng của dự án, vừa mang tính toàn diện, phù hợp với tình hình thực tế. Các mô hình, hoạt động được người dân đón nhận, ủng hộ và được các cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận…

Theo đó, nhiều mô hình hay được các địa phương xây dựng và nhân rộng, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Hội phụ nữ các cấp đã thành lập được 7.623 tổ truyền thông cộng đồng với sự tham gia của 61.685 thành viên là nam giới, nữ giới. Đáng chú ý, có 8/10 tỉnh đã triển khai gói chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em đến bà mẹ; 1.132 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" được thành lập, duy trì với sự tham gia của 30.659 trẻ em; tổ chức 233 cuộc tập huấn hướng dẫn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới cho gần 12.500 cán bộ các cấp được thực hiện…

Huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới
Huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới

Điển hình như tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai Sau 03 năm triển khai Dự án 8 đã được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Si Ma Cai triển khai với nhiều hoạt động cụ thể, tạo được sự lan tỏa, bước đầu đã làm thay đổi được nếp nghĩ, cách làm góp phần dần xóa bỏ các định kiến giới. Hầu hết các chị em đã phát huy được truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, tận tuỵ, nhiệt tình, trách nhiệm trong học tập, lao động và công tác, đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực công tác: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.

Chị Hoàng Thị Lói, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai cho biết: Việc triển khai các hoạt động tại các xã vùng cao đã góp phần tạo môi trường cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi có cơ hội giao lưu, trao đổi, nâng cao chất lượng cuộc sống và vị thế. Đến nay Hội cũng đã xây dựng 5 tổ truyền thông cộng đồng với 50 thành viên, duy trì sinh hoạt định kỳ. Tại các buổi sinh hoạt, Tổ truyền thông cộng đồng tập trung tuyên truyền, vận động thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" góp phần xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục lạc hậu và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, 1 mô hình Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" với 30 thành viên và 1 mô hình "Địa chỉ tin cậy cộng đồng".

Từ các nội dung của Dự án 8 góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội
Từ các nội dung của Dự án 8 góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội

Cần giải pháp tháo gỡ

Bên cạnh những kết quả tích cực, sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc. 

Theo bà Tôn Ngọc Hạnh, hiện còn một số chỉ tiêu, hoạt động của Dự án khó thực hiện như: mô hình sinh kế, phát triển kinh tế, đặc biệt là sinh kế gắn với ứng dụng khoa học công nghệ còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn vùng sâu vùng xa, đi lại không thuận lợi, trình độ dân trí còn hạn chế; Mô hình sinh kế cho nạn nhân mua bán người qua rà soát tại một số địa phương không có đối tượng để triển khai/hoặc có ít; mô hình Tổ tiết kiệm vốn vay thôn bản chưa thực hiện được do vướng qui định hiện hành trong Luật các tổ chức tín dụng (2017).

Bên cạnh đó hiện nay, một số tỉnh có xã ĐBKK theo quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 đang trong quá trình được hỗ trợ triển khai các hoạt động can thiệp từ Dự an 8 thì đã đạt nông thôn mới vì vậy phạm vi địa bàn và đối tượng thụ hưởng bị thu hẹp so với thiết kế ban đầu của dự án. Việc triển khai giải ngân ở các cấp hội vẫn còn lúng túng, vướng mắc dẫn đến quy trình lập, phê duyệt kế hoạch, dự toán ngân sách và tổ chức thực hiện hoạt động của Dự án tại một số tỉnh còn chậm, muộn.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8, việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS đã mang lại hiểu quả thiết thưc
Sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8, việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS đã mang lại hiểu quả thiết thực

Hiện nay, Thông tư 55/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức chi cho việc duy trì mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”, CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là 3 triệu đồng như hiện nay là chưa phù hợp với thực tế. Cần nghiên cứu quy định, mức chi cho việc duy trì các mô hình này để thuận tiện cho các cấp Hội trong triển khai, thực hiện dự án tại địa phương.

Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác lồng ghép giới trong thực hiện Chương trình MTQG DTTS &MN ở một số địa phương, đơn vị đôi khi chưa được chú trọng thể hiện thông qua việc phối hợp triển khai, thực hiện Chương trình chưa phân tách đối tượng phụ nữ, trẻ em gái để ưu tiên đầu tư, triển khai thực hiện.

Bà Nông Thanh Hải, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh lạng sơn cho biết: Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội làm công tác giám sát còn bất cập Vì hiện nay trên địa bàn tỉnh triển khai song song nhiều dự án; nhiều ngành cùng tổ chức tập huấn dẫn đến trùng đối tượng, nhất là đối tượng cán bộ cấp cơ sở và thôn, bản tham gia cùng một lúc nhiều hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nên chất lượng không cao.

Để giải quyết những vấn đề cấp bách đối với phụ nữ và trẻ em DTTSngoài việc điều chỉnh về cơ chế, chính sách còn cần sự vào cuộc của các ngành các cấp
Để giải quyết những vấn đề cấp bách đối với phụ nữ và trẻ em DTTSngoài việc điều chỉnh về cơ chế, chính sách còn cần sự vào cuộc của các ngành các cấp

Từ thực tế cho thấy, việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em là hết sức quan trọng và cấp thiết, tác động tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó để lồng ghép giới hiệu quả, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi ngoài việc điều chỉnh về cơ chế, chính sách còn cần sự vào cuộc của các ngành các cấp. Có như vậy mới nâng cao nhận thức cho phụ nữ và trẻ em DTTS về vai trò, vị thế và quyền bình đẳng giới trong phát triển kinh tế-xã hội.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.