Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Hội Liên hiệp Phụ nữ Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác bình đẳng giới

Vân Khánh - 17:55, 14/12/2023

Thời gian qua, vấn đề bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ luôn được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài nhằm giúp hội viên phụ nữ được phát triển toàn diện.

Bà Lê Thị Thanh Tâm (bên phải), Chủ tịch Hội LHPN huyện Chiêm Hoá chia sẻ tại một hội nghị
Bà Lê Thị Thanh Tâm (bên phải), Chủ tịch Hội LHPN huyện Chiêm Hoá chia sẻ tại một hội nghị

Với mục tiêu tạo thuận lợi cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong mọi lĩnh vực và đẩy lùi bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em gái, các cấp Hội LHPN trong huyện Chiêm Hóa đã chủ động phối hợp với chính quyền triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới. 

Để công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đạt hiệu quả cao, các cấp Hội LHPN huyện Chiêm Hóa đã xây dựng và phát triển nhiều mô hình, hoạt động tư vấn hỗ trợ về bình đẳng giới, mô hình phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, các mô hình phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em.

Theo đó, trong năm qua, Hội LHPN huyện đã thực hiện tốt hoạt động các câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, mô hình “Địa chỉ tin cậy”, Thành lập mới 2 nhóm cha mẹ trong chăm sóc và phát triển trẻ thơ từ 0-8 tuổi tại xã Bình Phú, Phúc Thịnh với 40 thành viên tham gia; 3 Câu lạc bộ “Phụ nữ với an toàn vệ sinh thực phẩm” tại xã Phúc Thịnh, xã Hoà Phú, Vĩnh Lộc với 48 thành viên; 2 Câu lạc bộ “Gia đình không có người thân vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội” tại thôn Bản Tù xã Tri Phú, thôn Tông Lùng, xã Tân Mỹ gồm 59 thành viên; 2 Câu lạc bộ “Phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” tại thôn Chuông, xã Hà Lang, thôn Cốc Táy, xã Yên Lập gồm 63 thành viên tham gia.

Hiện nay, 100% cơ sở Hội đã duy trì 511 nhóm zalo chi hội, Ban Chấp hành, nhóm theo khu vực, địa hình; 26 trang fanpage, facebook của Hội từ huyện đến cơ sở thường xuyên cập nhật thông tin chia sẻ về hoạt động hội.

Bà Lê Thị Thanh Tâm (bên trái), Chủ tịch Hội LHPN huyện Chiêm Hoá và bà Mai Hoa Viễn, Phó Chủ tịch trồng hoa tại Làng Văn hoá du lịch Bản Ba, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa.
Bà Lê Thị Thanh Tâm (bên trái), Chủ tịch Hội LHPN huyện Chiêm Hoá và bà Mai Hoa Viễn, Phó Chủ tịch trồng hoa tại Làng Văn hoá du lịch Bản Ba, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa.

Đặc biệt, triển khai Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, từ năm 2022 đến nay, các cấp Hội LHPN huyện đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, người dân trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng. 

Theo đó, toàn huyện đã thành lập, duy trì hoạt động của 84 tổ truyền thông cộng đồng; tổ chức 5 lớp tập huấn, hướng dẫn thành lập và vận hành mô hình, câu lạc bộ, tổ truyền thông và nâng cao quyền năng kinh tế; 106 chiến dịch truyền thông; 1 cuộc đối thoại chính sách; thành lập 14 CLB thủ lĩnh của sự thay đổi; củng cố, thành lập 8 “địa chỉ tin cậy” cộng đồng hỗ trợ bảo vệ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình, đồng thời, tăng cường các hoạt động đảm bảo tiếng nói, sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong phát triển KT-XH, giám sát và phản biện.

Chị Hà Thị Huyên, thành viên Tổ truyền thông cộng đồng thôn Chắng Thượng, xã Hòa An chia sẻ : mỗi tháng, chúng tôi đều được tổ chức ít nhất một hoạt động truyền thông về bình đẳng giới. Tham gia tổ truyền thông, chúng tôi được tiếp cận những kiến thức, tư duy mới như: nâng cao quyền năng kinh tế, có tiếng nói và sự tham gia tích cực đối với các vấn đề tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của mình, dần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng. Tôi mong muốn tổ sẽ tổ chức các hoạt động truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú hơn, tạo điều kiện để phụ nữ có cơ hội phát triển và bình đẳng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội tại địa phương.

Ngoài ra, Hội LHPN huyện Chiêm Hoá còn phối hợp với Công an huyện tổ chức 14 Hội nghị truyền thông về kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường; tổ chức truyền thông kiến thức về bình đẳng giới tại 84 thôn đặc biệt khó khăn với gần 4.620 đại biểu tham gia; tham gia lớp tập huấn nâng cao kỹ năng xử lý tình huống trong lãnh đạo quản lý; kỹ năng tuyên truyền vận động; kỹ năng xây dựng, tổ chức thực hiện Đề án, dự án, chương trình hành động, kế hoạch công tác do Hội LHPN tỉnh tổ chức.

Các đại biểu tham dự hội nghị chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động của Dự án 8 năm 2022 và năm 2023
Các đại biểu tham dự hội nghị chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động của Dự án 8 năm 2022 và năm 2023

Bà Lê Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Hội LHPN huyện Chiêm Hoá đánh giá, việc triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án 8 tại địa bàn các xã, thôn, trường học đã tác động tích cực đến các đối tượng thụ hưởng chương trình, bước đầu tạo ra hiệu quả tích cực, dần thay đổi nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn, góp phần từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; Thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức và trang bị thêm kiến thức cho cán bộ hội viên phụ nữ, nhân dân về công tác phòng, chống bạo lực gia đình, hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới; thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới, bạo lực gia đình, quyền trẻ em và bình đẳng giới trong các nhà trường và cộng đồng…

Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông với các hình thức, thiết thực, gần gũi, qua nhiều kênh thông tin nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ hội, hội viên phụ nữ và nhân dân về giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em trong vấn đề bình đẳng giới, công tác phòng chống bạo lực gia đình,…. Ngoài ra, hội sẽ tích cực phối hợp với các cấp, các ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Dự án 8 nói riêng và công tác bình đẳng giới nói chung tại Chiêm Hoá. 

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận