Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Dự án Hỗ trợ sản xuất giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Minh Thu - 13:26, 09/04/2025

Những năm qua, để tạo sinh kế bền vững cho người dân, hầu hết các cấp, các ngành, địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đã tranh thủ phát huy hiệu quả các nguồn lực từ chương trình dự án, chính sách dân tộc cho công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề; đặc biệt là triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ sản xuất cho người dân.

Nhiều dự án hỗ trợ sản xuất phát huy hiệu quả trong vùng đồng bào DTTS (Trong ảnh: Người dân xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn thu hoạch khoai tây ).
Nhiều dự án hỗ trợ sản xuất phát huy hiệu quả trong vùng đồng bào DTTS. (Trong ảnh: Người dân xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn thu hoạch khoai tây)

Tạo sinh kế từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Cụ thể từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương đã triển khai hiệu quả nhiều dự án sản xuất trong vùng đồng bào DTTS.

Đơn cử như tại xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, để giúp người dân có thêm sinh kế để giảm nghèo, trong hai năm 2023 - 2024, xã đã triển khai 3 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc Chương trình MTQG 1719, trong đó có 2 dự án chăn nuôi dê sinh sản và 1 dự án chăn nuôi trâu sinh sản tại thôn Nà Đon.

Được sự quan tâm của Nhà nước, gia đình tôi không chỉ được hỗ trợ dê, trâu sinh sản mà còn được vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất. Hiện nay, gia đình tôi đã thoát nghèo, cuộc sống được cải thiện”.

Chị Nguyễn Thị Phươngthôn Nà Đon, xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Việc hỗ trợ dê, trâu giống đã tạo điểm tựa giúp các hộ nghèo, cận nghèo ở thôn Nà Đon nỗ lực vượt khó vươn lên. Nhờ đó đến nay, thôn Nà Đon chỉ còn 8 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo, chủ yếu là những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như nhà neo người, ốm đau...

Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Phương. Gia đình chị được tham gia cả hai dự án hỗ trợ sản xuất. Năm 2023, chị được hỗ trợ 5 con dê cái, qua quá trình chăn nuôi, có thời điểm đàn dê của gia đình chị tăng lên 11 con. Năm 2024, tham gia dự án nuôi trâu, chị được hỗ trợ 1 con trâu cái, hiện đã sinh được 1 con nghé.

“Được sự quan tâm của Nhà nước, gia đình tôi không chỉ được hỗ trợ dê, trâu sinh sản mà còn được vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất. Hiện nay, nhà tôi đã thoát nghèo, cuộc sống được cải thiện”, chị Phương chia sẻ.

Tại huyện Bạch Thông, năm 2023, gia đình chị Hà Thị Vân, thôn Khau Cưởm 1, xã Sỹ Bình đã thoát nghèo nhờ được hỗ trợ tham gia chuỗi liên kết trồng khoai tây; đồng thời được vay vốn 70 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội để mở rộng diện tích trồng hồi, cải tạo hồi đã già cỗi. Sau khi thoát nghèo, năm 2024, gia đình chị Vân tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ nuôi trâu sinh sản để tạo động lực giúp gia đình vươn lên trở thành hộ khá.

Cũng là một trong những địa phương đặc biệt chú trọng công tác tạo sinh kế, hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình MTQG 1719, đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã có những bước chuyển biến căn bản. Trong 3 năm gần đây, địa phương đã dành hơn 9 tỷ đồng thực hiện 49 dự án phát triển sản xuất cộng đồng giúp cho hơn 700 hộ dân hưởng lợi…

Việc sử dụng hiệu quả nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Tính đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Bác Ái chỉ có 20,7%, giảm 7,7% so với năm 2023.

Việc triển khai các dự án sinh kế bền vững, giúp đồng bào DTTS huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có thêm điều kiện phát triển vùng trồng quế
Việc triển khai các dự án sinh kế bền vững, giúp đồng bào DTTS huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có thêm điều kiện phát triển mở rộng diện tích trồng cây quế

Hướng tới giảm nghèo bền vững

Cùng với huyện Bác Ái, các địa phương trong tỉnh Ninh Thuận đã hỗ trợ xây dựng 2 dự án liên kết chuỗi giá trị tại huyện Ninh Sơn; thực hiện 101 dự án phát triển sản xuất cộng đồng gồm 97 dự án chăn nuôi, 4 dự án trồng trọt, với hơn 1.200 hộ tham gia là những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Theo Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận, việc hỗ trợ, đầu tư các dự án từ Chương trình MTQG 1719 đã tác động tích cực giúp thay đổi cách nghĩ trong sản xuất, tạo công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào DTTS. 

Năm 2024, thu nhập bình quân tại vùng đồng bào DTTS đạt 32,4 triệu đồng/người/năm, tăng 3,19 triệu đồng so với năm 2020; tỷ lệ giảm nghèo từ 3 -4%/năm. Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 2 huyện và 14/28 xã vùng núi đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Với huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719, người dân đã chú trọng và phát triển chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm. Đến nay huyện đã có 2 đợt giao vịt cho người dân nuôi. Mỗi đợt, đều giao cho 24 hộ ở 5 xã, thị trấn. Trong đó, mỗi hộ được giao 105 con vịt.

Ngoài mô hình nuôi vịt, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, thời gian qua, huyện Cầu Kè còn phối hợp với nhiều đơn vị có liên quan hỗ trợ người dân nuôi bò sinh sản, nuôi ong lấy mật... Từ đó, đời sống người dân, nhất là đồng bào Khmer đã dần được cải thiện, chuỗi giá trị hàng hóa được thúc đẩy, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Cầu Kè ngày càng khởi sắc. Đều đó đã minh chứng cho những chủ trương, chính sách và cách làm đúng đắn của chính quyền các cấp cùng chung sức và sự đồng lòng của các vị chức sắc tôn giáo, đồng bào Khmer ở địa phương.

Có thể khẳng định, việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719, cụ thể là việc triển khai các dự án hỗ trợ sản xuất, đã khẳng định thêm sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển mọi mặt của đồng bào các DTTS. Qua đó,, tạo động lực để đồng bào vươn lên, chung tay xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thông tin từ UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, chỉ tính riêng Chương trình MTQG 1719, trong giai đoạn 2022 - 2024, địa phương đã đề xuất triển khai 66 dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó có 57 dự án đã được phê duyệt, 32 dự án đã triển khai thực hiện. Cùng với đó, số dự án phát triển sản xuất cộng đồng được đề xuất giai đoạn này là 223 dự án, trong đó 162 dự án đã được phê duyệt, 156 dự án đã triển khai thực hiện với tổng kinh phí được phân bổ thực hiện là 181 tỷ đồng. Nhờ đó đến cuối năm 2024, toàn tỉnh chỉ còn 16.123 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 19,47%).

Tin cùng chuyên mục
Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 591/KH-UBND ngày 08/4/2025 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) năm 2025.