Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Gặp nài voi Y Quang Byă ở Buôn Đôn

Thị Đoắt - 15:20, 12/11/2023

Với đồng bào Tây Nguyên, voi được xem như thành viên trong gia đình, là người bạn của buôn làng. Vì vậy, từ khi thuần dưỡng đến quá trình chung sống với voi, đồng bào Mnông luôn ứng xử với voi như một thành viên trong gia đình. Nài voi trẻ Y Quang Byă (dân tộc Mnông) ở ƀon Bản Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk là một người như thế.

Voi Khăm On tham gia Hội voi Buôn Đôn năm 2023.
Voi Khăm On tham gia Hội voi Buôn Đôn năm 2023.

4 đời thuần dưỡng voi

Sau tiết mục “biểu diễn” của mình, Y Quang Byă, chàng thanh niên Mnông hô to “Trum”! Ngay lập tức, chú voi Khăm On quỳ rạp xuống để nài voi dễ dàng xuống nói chuyện với du khách. Anh tự giới thiệu, những từ ngữ “giao tiếp” với voi hoàn toàn bằng tiếng Mnông. “Em tên là Y Quang Byă, năm nay em 17 tuổi. Còn đây là Khăm On (voi), em nuôi chú voi này từ lúc chú 10 tuổi đến bây giờ. Em coi Khăm On như là một người thân không thể thiếu trong gia đình nên quan tâm chăm lo từ bữa ăn, miếng nước cho Khăm On”.

Y Quang Byă là thế hệ thứ 4 trong một gia đình có truyền thống thuần dưỡng voi rừng. Còn Khăm On từ núi rừng về với gia đình Y Quang, về với buôn làng Mnông từ khi mới 10 tuổi. Qua quá trình thuần dưỡng, ông Y Thốt Knul kết hợp truyền nghề nài voi cho con trai là Y Quang Byă.

Trải qua nhiều năm miệt mài thuần dưỡng, chú voi hoang dã đã trở thành thành viên của gia đình và được đặt tên theo phong tục người Lào ở Buôn Đôn. Đến tuổi trưởng thành, Khăm On giúp được nhiều việc cho gia đình, buôn làng như vận chuyển nông sản, kéo gỗ làm nhà. Có thời kỳ, Khăm On tham gia phục vụ du lịch, dẫn khách vượt sông Sêrêpok, đưa du khách thăm quan buôn làng. Những ngày rảnh rỗi, Y Quang Byă đưa Khăm On trở lại với rừng sâu như tìm về với cội nguồn hoang sơ.

 Nài voi trẻ Y Quang Byă cùng voi Khăm On đạt giải Nhất phần thi chào khán giả.
Nài voi trẻ Y Quang Byă cùng voi Khăm On đạt giải Nhất phần thi chào khán giả.

Được cha truyền dạy trong nhiều năm gắn bó với voi Khăm On, anh Y Quang Byă đã nhuần nhuyễn các kỹ năng điều khiển voi bằng khẩu lệnh như: Đi, dừng lại, quỳ xuống, lội nước, đi nhanh, đi chậm, quẹo phải, quẹo trái, bơi dưới nước…

Y Quang Byă chia sẻ, nài voi là một nghề nguy hiểm, đã có nhiều nài voi bị thương do voi hất ngã từ trên mình voi xuống đất. Nài voi phải cảm nhận được “tâm trạng” của voi; lúc hung dữ không được đến gần, phải để voi nghỉ ngơi. Mỗi chú voi có một tính cách, phương pháp tiếp cận rất riêng mà chỉ nài voi mới hiểu, phải vừa mềm mỏng, vuốt ve, lại vừa phải dọa nạt… voi mới chịu nghe lời. Đặc biệt, nài voi phải yêu voi, hiểu voi và gắn bó thân thiết với voi.

Du lịch thân thiện với voi

Những năm gần đây, trong xu thế phát triển, đất rừng ngày càng bị thu hẹp, số voi ngày càng ít đi, người dân và chính quyền tỉnh Đắc Lắc đang thực hiện nhiều biện pháp để bảo tồn, phát triển đàn voi. Năm 2009, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc Lắc cũng đã xây dựng dự án thành lập Trung tâm bảo tồn voi ở vườn quốc gia Yorkdon với kinh phí 60 tỷ đồng. Việc thành lập Trung tâm bảo tồn voi không chỉ là địa chỉ huy động sự đóng góp của Nhà nước và cộng đồng địa phương trong phát triển đàn voi, mà còn góp phần định hướng ý thức, trách nhiệm cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội gìn giữ, bảo tồn đàn voi như một di sản văn hóa ở Tây Nguyên.

Cuối năm 2022, UBND tỉnh Đắk Lắk đã quyết định chi 55 tỷ 400 triệu đồng để thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi. Mục tiêu dự án là triển khai mô hình hoạt động du lịch thân thiện với voi, chấm dứt các hoạt động du lịch cưỡi voi và nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà. Chủ trương này vẫn tạo điều kiện phát triển du lịch, xong cũng đẩy mạnh việc bảo tồn voi nhà. 

 Du khách hào hứng đến với Hội voi Buôn Đôn năm 2023.
Du khách hào hứng đến với Hội voi Buôn Đôn năm 2023.

Ứng xử với voi đã trở thành nét văn hóa của người Mnông. Các nài voi nói chung và nài voi trẻ Y Quang Byă nói riêng rất đồng tình với hoạt động này. Từ năm nay sẽ bỏ hết các dịch vụ du lịch cưỡi voi, chỉ chụp hình với voi, làm du lịch thân thiện với voi thôi. Em thấy như vậy cũng được, mặc dù hơi buồn vì em đã gắn bó với voi từ nhỏ rồi, nếu không còn làm du lịch với voi thì gia đình em sẽ đưa voi vào trong rừng cho ăn chuối, ăn mía trong rừng thôi”.

Mô hình “Du lịch thân thiện với voi”, chấm dứt hoạt động du lịch cưỡi voi cũng đều nhận được sự hưởng ứng từ du khách. Theo anh Trần Văn Bảy, Tp. Buôn Ma Thuột, khi chuyển sang hình thức du lịch voi thân thiện, voi sẽ được bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Người dân và du khách đều đồng lòng, ủng hộ chủ trương của tỉnh về mô hình du lịch thân thiện.

Voi luôn hiện diện trong đời sống của đồng bào Mnông ở vùng đất Buôn Đôn huyền thoại. Từ ngày xưa voi chở hàng, chở người, voi cùng đi nương rẫy, voi trong các lễ hội… Sức mạnh của voi cũng được coi là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết cộng đồng, của gia đình với buôn làng. Vì vậy, việc ứng xử với voi cũng là nét đẹp văn hoá của người Mnông.

Việc săn bắt voi rừng hiện nay đã bị cấm theo Luật pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã, nhưng nghề thuần dưỡng voi của người Mnông vẫn còn. Đến nay tại Bản Đông và xã Liên Sơn huyện Lak còn nuôi dưỡng hơn 50 con voi. Đồng bào Mnông ở Buôn Đôn và tỉnh Đắk Lắk vẫn duy trì nhiều tập tục, nghi lễ truyền thống dành cho voi…


Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.