Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Cởi trói cho voi nhà

Lê Hường - 11:48, 13/04/2023

Sau một thời gian triển khai, mô hình du lịch thân thiện với voi đã có những bước chuyển biến tích cực. Đến nay, số voi nhà tại Đắk Lắk tham gia mô hình voi thân thiện ngày càng nhiều hơn. Các hoạt động du lịch làm ảnh hưởng đến voi dần thay thế bằng những hoạt động thân thiện, gần gũi, nhân văn.

Tiệc buffer dành cho voi - mô hình du lịch thân thiện, thú vị
Tiệc buffer dành cho voi - mô hình du lịch thân thiện, thú vị

Những chuyển biến tích cực

Trong các chương trình Lễ hội cà phê lần thứ 8 năm 2023, lần đầu tiên Đắk Lắk không sử dụng voi diễu hành tại Lễ hội đường phố và Hội voi Buôn Đôn. Không còn đua voi, thi voi chạy, voi bơi, voi đá bóng. Thay vào đó, lại có nhiều Tour du lịch thân thiện với voi tại huyện Lắk và Buôn Đôn. Ở đó, voi được thi trang điểm, thi chào khán giả, ăn tiệc buffet và được cúng sức khỏe…

Trải nghiệm Lễ cúng sức khỏe cho voi và xem voi ăn tiệc buffet tại huyện Lắk, chị Nguyễn Thị Hải Huyền, du khách đến từ Hà Nội cho biết: Không có cưỡi voi, chúng tôi chụp ảnh với voi, chứng kiến các nghi thức cúng voi, ngắm những chú voi thưởng thức tiệc buffer rất ngon lành. Mong những chú voi nhà này luôn được vui vẻ như thế.

Là doanh nghiệp kinh doanh du lịch tiên phong hưởng ứng chuyển đổi mô hình du lịch thân thiện với voi, Trung tâm Du lịch Cầu Treo Buôn Đôn - Làng Đảo tại huyện Buôn Đôn đã nỗ lực vận động các chủ voi cùng đơn vị ngừng hẳn dịch vụ cưỡi voi tại Buôn Đôn. Thay vào đó, đơn vị khai thác các dịch vụ du lịch thân thiện với voi như chụp ảnh cùng voi, cho voi ăn, tắm cùng voi… để mang lại nguồn thu nhập cho chủ voi, nài voi, để họ yên tâm và tin tưởng vào chủ trương của tỉnh.

Theo ông Lê Đức Huy, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk, sau khi ngưng hoạt động cưỡi voi, lượng du khách đến với Buôn Đôn giảm mạnh. Chúng tôi nhận thấy rằng hoạt động du lịch voi thân thiện chưa tiếp cận được đến nhiều du khách, việc tuyên truyền cho người dân địa phương và du khách về dịch vụ voi thân thiện là cấp thiết. Ngày 1/3/2023, Simexco Daklak tiếp tục triển khai chiến dịch truyền thông nội bộ và du lịch “Tôi cười cùng voi - Tôi ngưng cưỡi voi”, nhằm giúp chủ trương và hoạt động ngưng cưỡi voi, bảo tồn voi Buôn Đôn được duy trì lâu dài.

Các gia đình chủ voi thường xuyên thực hiện Lễ cúng sức khỏe cho voi nhà
Các gia đình chủ voi thường xuyên thực hiện Lễ cúng sức khỏe cho voi nhà

Hướng đi nhân văn

Theo số liệu thống kê, hiện nay, voi nhà tại Đắk Lắk chỉ còn 36 cá thể, giảm gần 90% so với thập niên 80 của thế kỷ trước. Số lượng voi nhà ngày càng suy giảm, trong khi đó hơn 30 năm qua chưa có cá thể voi nhà nào sinh sản thành công và các cá thể voi đang ngày càng già.

Để bảo tồn đàn voi nhà, những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ chủ voi, hỗ trợ voi sinh sản, chuyển đổi mô hình du lịch thân thiện với voi. Năm 2021, UBND tỉnh Đắk Lắk và Tổ chức động vật châu Á (AAF) đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác xây dựng mô hình thân thiện, góp phần bảo tồn voi nhà.

Thực hiện nội dung bản ghi nhớ, tháng 3/2022, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành kế hoạch hoàn thiện mô hình sản phẩm “Du lịch thân thiện với voi” nhằm chuyển đổi mô hình du lịch thân thiện với voi, tiến tới chấm dứt du lịch cưỡi voi. Tháng 11/2022, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh. Nguồn kinh phí do AAF tài trợ, với tổng số tiền hơn 55,4 tỷ đồng.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Thái Hồng Hà nhấn mạnh: Có thể thấy rằng việc chuyển đổi mô hình du lịch voi thân thiện đang là hướng đi đúng đắn, mang tính nhân văn, nhằm bảo vệ sức khỏe và các phúc lợi khác cho voi. Hiện, các cấp, ngành của tỉnh đang phối hợp với huyện Buôn Đôn và Lắk tiếp tục tuyên truyền, vận động các chủ voi, doanh nghiệp chuyển đổi mô hình du lịch thân thiện với voi, tiến tới chấm dứt hoạt động cưỡi voi, góp phần bảo tồn đàn voi nhà tại Đắk Lắk. 

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.