Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng Tháp: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Phương Nghi - 09:57, 10/08/2020

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 39 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận. Trong đó, có 21 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống, với khoảng 5.200 hộ, 11.200 lao động. Tổng thu nhập hằng năm của các làng nghề trên 100 tỷ đồng, với các nghề: Chế biến lương thực, thực phẩm, trồng hoa kiểng, hàng thủ công mỹ nghệ…

Đồng Tháp: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch
Cánh đồng hoa ở xã Tân Quy Đông, TP. Sa Đéc (Đồng Tháp), thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng.
Cánh đồng hoa ở xã Tân Quy Đông, TP. Sa Đéc (Đồng Tháp), thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng.

Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề, từ năm 2011 đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã hỗ trợ cho khoảng 149 cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống với tổng kinh phí trên 26 tỷ đồng. Đồng thời, tỉnh còn hỗ trợ máy móc, thiết bị cho 8 cơ sở sản xuất - kinh doanh (SX-KD) với kinh phí trên 400 triệu đồng. Từ đó, giúp cho nhiều làng nghề thống của địa phương có những bước phát triển mới.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ phát triển sản phẩm, các ngành chức năng của tỉnh còn hướng dẫn 4 làng nghề thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm làng nghề; hỗ trợ 3 làng nghề thực hiện xây dựng và áp dụng 4 tiêu chuẩn cơ sở...

Theo ông Nguyễn Văn Na, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp: Thời gian qua, nhiều sản phẩm truyền thống của các làng nghề không ngừng được nâng cao chất lượng và mẫu mã. Hằng năm, có nhiều sản phẩm từ các làng nghề truyền thống được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực và quốc gia, sản phẩm OCOP.

“Không chỉ chú trọng, công tác truyền nghề, dạy nghề, Đồng Tháp tăng cường chú trọng công tác bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề khi sản xuất ra nhiều sản phẩm thủ công nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, góp phần phát triển kinh tế”, Ngô Quang Tuyên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp cho biết.

Mô hình bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch ở Đồng Tháp đang được người dân nơi đây phát huy khá hiệu quả. Ở TP. Sa Đéc có làng nghề trồng hoa cảnh, diện tích hơn 485ha, với trên 2.300 hộ SX-KD hoa. Bình quân mỗi ha trồng hoa, cây cảnh thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm. Hoa, cây cảnh không chỉ đem lại nguồn lợi nhuận cho địa phương, mà còn thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan.

Cũng theo ông Tuyên, Đồng Tháp còn có các làng nghề sản xuất bột gạo (huyện Châu Thành), đóng xuồng ba lá ở Long Hậu, nem chua Lai Vung (huyện Lai Vung), nghề dệt chiếu ở Định Yên, Định An (huyện Lấp Vò), làng cá bè Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh)... đang rất thu hút khách du lịch.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư ở các địa phương cũng đã mạnh dạn phối hợp với nhiều công ty du lịch lữ hành xây dựng những chương trình du lịch khá hấp dẫn, như “Một ngày làm nông dân”, “Mùa nước nổi của ngư dân vùng Đồng Tháp Mười”, “Sắc xuân Đồng Tháp”, “Mỗi ngày một nghề”, “Đi trong màu xanh của vườn cây trái”…

Trong đó, phải kể đến cánh đồng sen bạt ngàn ở khu đồng sen Tháp Mười. Thời điểm bắt đầu chỉ có 5 hộ dân khai thác loại hình du lịch trải nghiệm chèo xuồng ngắm cảnh đồng sen, câu cá, thưởng thức ẩm thực đồng quê với nhiều món ăn được chế biến từ sen, nay đã có 9 hộ tham gia khai thác du lịch.

Đây là điểm thu hút đông đảo khách du lịch từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận vào dịp cuối tuần và các kỳ nghỉ lễ. Trung bình 1 tháng, các điểm thăm quan đồng sen đón và phục vụ trên 10.000 lượt khách, vào những dịp cao điểm trung bình 1 ngày có trên 1.000 lượt khách du lịch đến thăm quan, trải nghiệm.

Hiện nay, nhu cầu khách du lịch mong muốn được thăm quan trải nghiệm ở các làng nghề, nông trại, trang trại, vườn cây ăn trái… gắn với tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống ngày một tăng, đã giúp kéo dài chuỗi giá trị, gia tăng giá trị sản phẩm, tạo thêm việc làm ở nông thôn, đem lại nguồn thu ổn định cho nông dân.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.