Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cao Bằng: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Hoàng Quý - 15:17, 06/01/2020

Các làng nghề truyền thống khu vực nông thôn tỉnh Cao Bằng trong những năm qua đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm tại chỗ, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, không ít làng nghề truyền thống đang dần mai một hoặc hoạt động cầm chừng.

Nghề rèn Phúc Sen là một trong những làng nghề truyền thống của Cao Bằng đang có nguy cơ mai một
Nghề rèn Phúc Sen là một trong những làng nghề truyền thống của Cao Bằng đang có nguy cơ mai một

Về xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) thời gian này mới thấm thía nỗi buồn của làng nghề làm ngói máng khi đã qua rồi một thời nhộn nhịp, người người, nhà nhà làm ngói. Anh Mạc Văn Tranh, ở xóm Lũng Rì cho biết, trước đây cả xóm có hơn 60 hộ làm ngói, nhiều người đã vươn lên làm giàu từ nghề này. Tuy nhiên, thời gian gần đây, sản phẩm ngói của địa phương không cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp như tôn, fibrô xi măng… 

“Đến nay, cả xã chỉ còn khoảng 10 hộ duy trì làm ngói. Thế nhưng nguồn nguyên liệu làm ngói cũng đang dần cạn kiệt, người có tay nghề dần chuyển sang lĩnh vực khác. Điều này khiến cho nghề làm ngói của người dân Lũng Rì chúng tôi khó phát triển được”, anh Tranh chia sẻ.

Hay như nghề đan lát của người dân xã Đoài Khôn, huyện Quảng Uyên đã từng phát triển rất mạnh, chiếm ưu thế quan trọng trên thị trường về giá trị cũng như ý nghĩa về văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên hiện nay, nghề đan lát phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhựa nội, ngoại được bày bán trên thị trường. 

Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Cao Bằng có 21 làng với 10 nghề đang hoạt động. Có nhiều làng nghề tồn tại hàng trăm năm, trở thành làng nghề tiêu biểu được nhiều người biết đến. Việc khôi phục, củng cố và phát triển làng nghề truyền thống không chỉ vì mục đích phát triển kinh tế mà còn vì mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội ở nông thôn, góp phần quan trọng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, để bảo tồn và phát triển làng nghề, tỉnh Cao Bằng đang chú trọng việc xây dựng quy hoạch tổng thể các làng nghề nhằm định hướng phát triển phù hợp cho mỗi làng nghề; việc quy hoạch làng nghề truyền thống phải ưu tiên theo hướng quy hoạch phát triển sản xuất gắn với phục vụ du lịch. Lồng ghép việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trong triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020.

Ông Nông Vĩnh Thời, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Cao Bằng) cho biết, qua đánh giá thực trạng tại các làng nghề, tỉnh đã quy hoạch rõ điểm nghề, làng nghề, để có chiến lược phát triển phù hợp với từng địa phương. Đồng thời hỗ trợ đào tạo tay nghề, nâng cao chất lượng, cải tiến sản phẩm gắn với thị hiếu người tiêu dùng. Cùng với đó, tỉnh đang xây dựng các chính sách kết nối thông tin thị trường, quảng bá sản phẩm truyền thống tới người tiêu dùng, xây dựng các kênh giới thiệu sản phẩm của các tổ, nhóm sản xuất, HTX theo hội chợ, kênh truyền thông xã hội…

Tỉnh đang xây dựng các chính sách kết nối thông tin thị trường, quảng bá sản phẩm truyền thống tới người tiêu dùng, xây dựng các kênh giới thiệu sản phẩm của các tổ, nhóm sản xuất, HTX theo hội chợ, kênh truyền thông xã hội…”

Ông Nông Vĩnh Thời, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Cao Bằng).


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.