Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đoàn kết, tương thân tương ái - nền tảng để làng Wâu phát triển

Ngọc Thu - 07:35, 25/11/2022

Từ chủ trương tuyên truyền vận động các hộ đồng bào DTTS phát huy tinh thần đoàn kết gắn bó, “tương thân tương ái”, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tích cực học hỏi, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao thu nhập..., làng Wâu, xã Chư Á, (TP. Pleiku) đã từng bước đổi thay, cuộc sống no ấm đang dần hiện hữu trong những nếp nhà của người Ba Na nơi đây.

Thanh niên làng Wâu (xã Chư Á, Tp. Pleiku) đánh cồng chiêng đón khách
Thanh niên làng Wâu (xã Chư Á, TP. Pleiku) biểu diễn cồng chiêng đón khách

Làng Wâu làm du lịch cộng đồng

Con đường dẫn vào làng Wâu được quét dọn gọn gàng, sạch sẽ và rợp bóng cây xanh. Vào làng, điều dễ dàng nhìn thấy là hình ảnh những người đàn ông trung niên cặm cụi đan lát, phụ nữ chăm chú bên khung cửi. Thấy khách ghé thăm, mọi người đều tiếp đón, trò chuyện niềm nở.

Ông Ưnh vừa thoăn thoắt tay đan những viền gùi, vừa kể: “Mình đan gùi, rọ nhanh lắm. Đan gùi cầu kỳ, đan rọ thì đơn giản hơn. Thường thì 1 tuần mình đan xong 1 gùi và 1 rọ. Mình làm để phục vụ cho gia đình, những chiếc rọ để gùi cỏ, củi, nước. Còn những chiếc gùi dùng để đựng gạo và đựng những vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Phụ nữ cũng rất thích mang chiếc gùi đẹp đi tham gia các lễ hội hoặc đi dự đám cưới. Khi nào đan nhiều thì mình bán, mỗi cái rọ thế này bán được 200 ngàn đồng, cũng có thêm thu nhập cho gia đình”.

Làng Wâu hiện có 271 hộ với 1.318 khẩu, trong đó dân tộc Ba Na chiếm tỷ lệ gần 100%. Thời gian qua, có nhiều đoàn khách ghé làng để tìm hiểu về đời sống, sinh hoạt cũng như các sản phẩm đặc trưng của người Ba Na. Đồng thời tham quan mô hình phát triển du lịch cộng đồng của làng.

Nắm bắt được tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, UBND xã Chư Á phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội TP. Pleiku và Trường Cao đẳng Gia Lai đào tạo 35 cộng tác viên du lịch tại làng. Họ đều là lớp người trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm, có trình độ và am hiểu văn hóa Ba Na. Qua đó, giúp người dân tự tin và có thêm các kỹ năng quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống đến với du khách.

Ngoài ra, xã còn phối hợp tổ chức lớp truyền dạy cồng chiêng cho 35 người dân trong làng. Hiện làng Wâu có 3 bộ cồng chiêng phục vụ các hoạt động văn hóa tinh thần và biểu diễn khi có khách tham quan.

Nhanh nhẹn giới thiệu về các điểm đến ấn tượng của làng Wâu, chị Ye tự tin chia sẻ: Sau "3 tháng tham gia lớp tập huấn, mình thấy tự tin hơn khi đứng trước đông người và cũng biết cách bài trí homestay, cách trò chuyện, tương tác với khách tham quan. Làng mình có cánh đồng Ia Bô rộng hơn 30 ha trồng lúa, rau màu. Vì vậy, du khách đến đây sẽ được trải nghiệm thực tế cùng người dân sản xuất. Mùa mưa thì trồng lúa, mùa khô thì trồng rau để tăng thu nhập. 

Tiếp đến, du khách có thể tham quan nơi ăn ở, sinh hoạt hàng ngày của người dân trong các ngôi nhà sàn; xem cách đàn ông trong làng đan gùi, phụ nữ dệt vải; hoặc cùng người dân đi lấy nước giọt; xuống đồng bắt cá, bắt cua… Tối đến, bên bếp lửa bập bùng,du khách có thể hòa mình vào nhịp múa xoang, đánh cồng chiêng và thưởng thức các món ăn truyền thống. Tất cả đều có tại làng Wâu”.

rưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai và Đoàn công tác của Trung ương tham quan gian hàng nông sản của đồng bào Ba Na làng Wâu
Đoàn công tác của Ban Tổ chức Trung ương tham quan gian hàng nông sản của đồng bào Ba Na làng Wâu, tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc vừa được làng tổ chức

Những kết quả đáng mừng

Thời gian qua, bên cạnh việc khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng,  Nhân dân làng Wâu đã đoàn kết thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Người dân trong làng đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế; tích cực giúp đỡ các gia đình chính sách, hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Năm 2019, làng Wâu được công nhận làng đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2022, làng có 4 hộ thoát nghèo, 5 hộ ra khỏi danh sách cận nghèo. Đến nay, làng còn 11 hộ nghèo (chiếm 4,05%), 16 hộ cận nghèo (chiếm 5,9%); thu nhập bình quân đầu người đạt 44 triệu đồng/năm. Hệ thống điện, đường đã được đầu tư xây dựng, cơ bản đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân. 

Bên cạnh đó, các thiết chế văn hóa của làng được xây dựng ngày càng khang trang, đảm bảo sinh hoạt của người dân. Các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao được quan tâm tổ chức; các nghề truyền thống được giữ gìn và phát huy. Năm 2022, làng có 260 hộ/271 hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; làng đạt danh hiệu văn hóa năm thứ 8 liên tiếp.

Ông Ksor Khiên - Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Wâu phấn khởi cho biết: “Những năm qua, nhờ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển mà đời sống người dân được nâng lên đáng kể, bộ mặt nông thôn của làng ngày càng khởi sắc. Đây là thành quả đáng mừng để khích lệ Nhân dân làng Wâu tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng làng nông thôn kiểu mẫu.

Đồng thời, Ban Công tác Mặt trận làng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để từng bước nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. 

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai hòa cùng điệu múa xoang, tiếng cồng chiêng rộn ràng của dân làng Wâu
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương hòa cùng điệu múa xoang, tiếng cồng chiêng rộn ràng của dân làng Wâu

Bên cạnh đó, phát huy dân chủ, thực hiện quyền giám sát của Nhân dân đối với việc thực hiện các dự án, các nguồn vốn đầu tư để tăng hiệu quả, chất lượng, tránh lãng phí; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”...

Có thể thấy, từ sự quan tâm hỗ trợ, sự đoàn kết của đồng bào làng Wâu đã mang lại nhiều tín hiệu khả quan, tạo điểm tựa vững chắc, là động lực quan trọng để làng Wâu đổi thay. Đây có thể xem là mô hình điểm về việc thực hiện được những giải pháp khả thi, nhất là việc khai thác những tiềm năng, lợi thế của địa phương tạo sự thay đổi, phát triển bền vững cho làng đồng bào dân tộc, có thể để nhân rộng cách làm. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống của người dân, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Mới đây, Đoàn công tác do bà Trương Thị Mai,  Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, chung vui cùng cán bộ, người dân làng Wâu (xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Tại đây, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, bà Trương Thị Mai nhiệt liệt biểu dương những kết quả mà cán bộ, người dân làng Wâu đã đạt được trong thời gian qua. Đặc biệt, đánh giá cao sự đoàn kết gắn bó, phát huy tinh thần “tương thân tương ái”, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tích cực học hỏi, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao thu nhập và chung tay xây dựng đường làng, ngõ xóm khang trang, xanh-sạch-đẹp cũng như thực hiện tốt nếp sống văn minh.


Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.