Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Sơn La: Đặt mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Nguyệt Anh - 15:15, 20/11/2022

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La vừa ban hành Hướng dẫn số 335/HD-STNMT ngày 9/11/2022, hướng dẫn giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Giai đoạn 2021-2025, Sơn La sẽ thực hiện bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hộ DTTS tại 17 điểm định canh định cư.
Giai đoạn 2021-2025, Sơn La sẽ thực hiện bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hộ DTTS tại 17 điểm định canh định cư.

Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn các nội dung liên quan đến đối tượng, hạn mức hỗ trợ, nội dung thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với các hộ đồng bào DTTS nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi; hộ người dân tộc Kinh nghèo sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi đang thiếu đất ở, đất sản xuất nông nghiệp.

Trên cơ sở các nội dung Hướng dẫn, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các huyện, thành phố triển khai rà soát, tổng hợp danh sách các hộ gia đình, cá nhân được hưởng chính sách và thực hiện công tác hỗ trợ theo thẩm quyền; rà soát, cập nhật bổ sung kế hoạch sử dụng đất hằng năm để có căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách. Đồng thời, theo thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc tổ chức thực hiện, nếu vượt quá thẩm quyền có báo cáo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để được hỗ trợ, giải đáp.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La cũng đề nghị Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát việc giao đất ở, đất sản xuất cho hộ gia đình theo đúng đối tượng thụ hưởng chính sách.

Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 sẽ hoàn thành 50% số điểm định canh định cư; giải quyết 80% số hộ di cư không theo quy hoạch và tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS nghèo có khó khăn về đất sản xuất, đất ở. Đến năm 2025, giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn và giảm 52 bản đặc biệt khó khăn…

Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, tỉnh sẽ tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở cho 1.705 hộ dân, hỗ trợ nhà ở cho 660 hộ, hỗ trợ đất sản xuất 1.339 hộ. Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho gần 15.000 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 15.404 hộ… Thực hiện bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hộ DTTS còn du canh, du cư tại 17 điểm định canh định cư tập trung cho 960 hộ đồng bào DTTS số tại 8 huyện trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.