Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đẩy mạnh phát triển, mở rộng vùng quế hữu cơ

Cam Hoàng Phúc - 10:00, 25/11/2022

Quế đang là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của người nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái. Để nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững diện tích quế, các địa phương đang hướng đến vùng hình thành vùng nguyên liệu sạch, sản xuất theo hướng hữu cơ.

Sản phẩm quế vỏ được người trồng chuẩn bị đưa đi tiêu thụ
Sản phẩm quế vỏ được người trồng chuẩn bị đưa đi tiêu thụ

Yên Bái là một trong những địa phương có diện tích trồng quế lớn nhất cả nước hiện nay, với 81.000 ha. Cây quế đã mở ra cho người dân địa phương cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Để phát triển cây quế bền vững, những năm gần đây, tỉnh Yên Bái đã tăng cường vận động Nhân dân phát triển diện tích đi đôi với chăm sóc theo quy trình trồng quế hữu cơ, để hình thành vùng nguyên liệu quế hữu cơ đạt tiêu chuẩn phục vụ cho chế biến quy mô lớn.

Đi đầu trong việc phát triển vùng quế hữu cơ ở Yên Bái, là người dân xã Đào Thịnh (huyện Trấn Yên). Nhờ trồng quế hữu cơ, giá trị sản phẩm quế của xã Đào Thịnh cao hơn khoảng 50% so với sản phẩm quế thông thường; từ đó, mở ra những cơ hội lớn trong việc xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo cơ sở tăng thu nhập cho người dân.

Ông Chu Đức Hiền, Chủ tịch UBND xã Đào Thịnh cho biết, hiện toàn xã đã hình thành được 500 ha quế hữu cơ. Điểm hay trong mô hình này, là những sản phẩm quế hữu cơ được sản xuất với quy cách không sử dụng bất cứ một loại hóa chất độc hại nào, đồng thời, chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, với mục đích là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của cộng đồng về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.

Hay như ở Lào Cai, địa phương được các nhà chuyên môn đánh giá chất lượng quế đứng thứ 3 cả nước, cũng đang đẩy mạnh xây dựng các vùng nguyên liệu sạch, sản xuất theo hướng hữu cơ. Lào Cai hiện có 3.671 ha được công nhận vùng quế hữu cơ, phân bố tại các huyện Văn Bàn, Bắc Hà và Bảo Yên.

Các sản phẩm từ quế (vỏ, tinh dầu…) của Lào Cai đã được cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp quảng bá tại các hội chợ, hội thảo xúc tiến thương mại trong và ngoài nước (Dubai - Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Paris - Pháp, Moscow - Nga)... từng bước gắn kết du lịch với quảng bá, giới thiệu sản phẩm ngành hàng quế nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Sản xuất theo mô hình hữu cơ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm quế của Việt Nam
Sản xuất theo mô hình hữu cơ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm quế của Việt Nam

Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, để phát triển cây quế bền vững, những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã tăng cường vận động Nhân dân phát triển diện tích đi đôi với chăm sóc theo quy trình trồng quế hữu cơ, để hình thành vùng nguyên liệu quế hữu cơ đạt tiêu chuẩn phục vụ cho chế biến quy mô lớn.

Đồng thời, đẩy mạnh việc thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư vào chế biến tinh, sâu các sản phẩm từ quế để tăng giá trị của sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu quế hữu cơ hướng tới xuất khẩu sản phẩm quế đến các thị trường cao cấp như EU, Hàn Quốc…

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, Việt Nam hiện có tổng diện tích quế gần 170.000 ha, tập trung tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Quảng Nam. Tổng trữ lượng vỏ quế ước khoảng 900.000 - 1.200.000 tấn, sản lượng thu hoạch bình quân 70.000 - 80.000 tấn/năm. Giá trị xuất khẩu quế hồi của Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 245,4 triệu USD, năm 2021 đạt khoảng 274 triệu USD và dự kiến sẽ đạt khoảng 276 triệu USD trong năm 2022.

Cùng với đó, cây quế còn nhiều dư địa, bởi nhu cầu từ các thị trường chất lượng cao như Mỹ, châu Âu không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, Việt Nam còn hưởng lợi từ nhiều FTA thế hệ mới như CPTPP, Hiệp định VPA/FLEGT. Nhiều loại thuế xuất, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ được giảm hoặc xóa bỏ. 

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi của Dự án. Tuy nhiên, mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em DTTS tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm giải quyết có hệ thống thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.