Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đăk Glei (Kon Tum): 6 tập tục lạc hậu còn tồn tại trong vùng đồng bào DTTS

Huỳnh Đại - 18:20, 14/03/2022

Qua rà soát, toàn huyện Đăk Glei (Kon Tum) hiện còn 6 tập tục lạc hậu trong vùng đồng bào DTTS chưa được xóa bỏ. Thời gian qua, Huyện ủy Đăk Glei đã xây dựng nhiều kế hoạch và lãnh đạo, chỉ đạo các xã triển khai thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm xóa bỏ các hủ tục, tập tục lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Nhờ được tuyên truyền vận động đồng bào DTTS đã thay đổi nhận thức, xóa bỏ những tập tục lạc hậu không còn phù hợp, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững
Nhờ được tuyên truyền vận động đồng bào DTTS đã thay đổi nhận thức, xóa bỏ những tập tục lạc hậu không còn phù hợp, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững

Nhiều hủ tục còn tồn tại

Chúng tôi tìm về làng Ngọc Nang, xã Mường Hoong khi trời đã quá trưa. Những ngôi làng nằm lưng chừng đồi mới hiện ra trong màu nắng nhạt. Như mọi ngày, xong bữa cơm sáng, anh A Lễ ở làng Ngọc Nang lại cuốc bộ lên rẫy. Nước da sạm màu, miệng móm mém, không ai nghĩ anh Lễ sinh năm 1982. Anh quẹt vội ít thuốc bột tự làm để nhuộm răng theo thói quen, rồi đi ra kho lúa kiểm tra. “Mình xem có chuột chũi đào vào kho hay không. Bà con mình kiêng lắm, nếu chuột chũi đào vào kho lúa, phải bỏ kho lúa ngay”, anh Lễ nói với chúng tôi.

Không ai giải thích được, vì sao khi chuột đào vào kho lúa lại phải bỏ cả kho. Họ chỉ biết rằng, từ xưa đến nay, người dân đã kiêng để tránh điều xui xẻo. Và thế hệ sinh sau như anh, chỉ biết “kiêng” theo những tục lệ đã có tự bao đời.

Kiểm tra kho lúa một vòng, anh thở phào nhẹ nhõm: Từ trước đến nay nhà mình không bị chuột chũi đào vào kho, nhưng nhiều nhà trong làng bị rồi. Kiêng cữ, mọi người phải làm kho lúa ở vị trí khác. Có nhà, chuyển kho lúa đến vài lần.

Xã Đăk Plô, là địa phương có gần 100% là đồng bào DTTS, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã chỉ mới đạt hơn 24 triệu đồng và toàn xã hiện còn hơn 15% hộ nghèo. Đăk Plô là xã còn nhiều tập tục lạc hậu chưa được xóa bỏ nhất trên địa bàn huyện Đăk Glei.

Thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã Đăk Plô đã huy động cả hệ thống chính trị xã vào cuộc tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ các tập tục lạc hậu, như tục cõng củi; ốm đau dài ngày không khỏi nhờ đến thầy cúng, thầy mo; người chết xấu không chôn cất; tục kiêng kỵ khi có dê, chó, mèo chết hoặc đẻ trong kho lúa…

Chia sẻ với phóng viên, bà Y Nghệ, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Plô cho biết, các ngành, đoàn thể xuống cơ sở vận động hội viên, đoàn viên đừng kiêng kị, xóa bỏ hết các hủ tục, thay đổi nếp sống cho phù hợp với cuộc sống mới. Trước đây hủ tục cõng củi của bà con là 100 bó, thì bây giờ còn khoảng 20 bó; phong tục tập quán chết xấu, bà con bảo là không đi chôn, thì hiện nay nói chung bà con cũng xóa bỏ.

Phụ nữ xã ĐăKPlo tuyên truyền vận động chị em phụ nữ chấp hành pháp luật của Nhà nước, tăng gia phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo
Hội phụ nữ xã ĐăKPlo thường xuyên tuyên truyền vận động chị em phụ nữ chấp hành pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo

Kiên trì tuyên truyền vận động

Xác định rõ mục tiêu muốn xóa bỏ các hủ tục, tập tục lạc hậu là việc làm không thể một sớm, một chiều mà phải thường xuyên, lâu dài tuyên truyền đến người dân. Vì vậy, Huyện ủy Đăk Glei đã chỉ đạo các cấp, ngành, đoàn thể, thực hiện một cách liên tục, kiên trì cùng với sự linh hoạt, đổi mới về phương pháp, cách thức, phù hợp với đặc điểm của mỗi địa bàn khu dân cư, nhằm bảo đảm vừa xây dựng đời sống văn hóa mới, vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn huyện.

Chị Y Hội, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Đăk Nớ, xã Đăk Nhoong cho biết, chị đã tích cực tuyên truyền cho chị em trong thôn xóa bỏ hủ tục; thực hiện các văn bản, quy định của Nhà nước, không sinh con thứ ba, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phát triển kinh tế gia đình.

Ông A Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đăk Glei cho biết: Hiện nay, tất cả các xã, thôn làng đã xác định mục tiêu chính là, tuyên truyền cho người dân nhận thức đúng đắn về các hủ tục và phong tục tập quántốt đẹp của dân tộc mình để loại bỏ dần các hủ tục.

“Qua rà soát, toàn huyện đã xóa bỏ được 15 hủ tục. Hiện còn 6 hủ tục tồn tại ở các thôn, làng đồng bào DTTS. Vì vậy, Huyện ủy đã chỉ đạo đảng ủy các xã triển khai song song 3 cuộc vận động. Đó là Cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững; cuộc vận động xóa bỏ các lễ hội, hủ tục, tập tục lạc hậu và cuộc vận động Phụ nữ không sinh con thứ 3”, ông Phương cho biết thêm.

Triển khai từ giữa năm 2021 đến nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đăk Glei đã tổ chức 152 buổi tuyên truyền tại 93 thôn, làng; hơn 4.620 hộ đăng ký cam kết xóa bỏ các hủ tục. Đồng thời, đưa nội dung này vào hương ước, quy ước của các thôn, làng.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đồng bào DTTS đã hiểu được những hệ lụy từ các hủ tục, tập tục lạc hậu và đang từng bước dần xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu: Trao quà cho học sinh và đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn

Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu: Trao quà cho học sinh và đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 20/9, tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu), Ban Dân tộc và Tôn giáo phối hợp Hội Khuyến học tỉnh; UBND thành phố Bạc Liêu tổ chức Chương trình tặng quà cho các hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo và trao học bổng cho học sinh DTTS. Đây là hoạt động nhằm chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV năm 2024 và mừng Lễ Sene Dolta năm 2024 - lễ cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.