Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thoát nghèo nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Vân Khánh - 14:33, 16/10/2019

Yên Bái là tỉnh miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Trước kia, phương thức canh tác tự cung, tự cấp đã ăn sâu bám rễ đối với đồng bào nơi đây. Từ khi các cấp chính quyền nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ cách làm phù hợp với tình hình mới, đời sống của người dân đã đổi thay tích cực.

Người dân phấn khởi được nhận hỗ trợ giống từ chương trình 135 (ảnh chụp tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải).
Người dân phấn khởi được nhận hỗ trợ giống từ chương trình 135 (ảnh chụp tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải).

Vốn là một hộ nghèo, nhưng đến nay gia đình ông Đặng Văn Minh, dân tộc Dao, xã Tô Mậu, huyện Lục Yên đã vươn lên thành hộ khá giả, thu nhập bình quân mỗi năm hơn 200 triệu đồng. Để có được điều này, ông Minh chia sẻ bí quyết là phải dũng cảm thay đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ manh mún sang sản xuất quy mô lớn theo hướng hàng hóa.

Ông Minh cho biết: “Gia đình tôi trước đây cũng rất khó khăn. Ngoài làm mấy sào ruộng, vợ chồng xoay xở đủ nghề nhưng cũng không thoát khỏi cảnh ăn bữa sáng lo bữa tối”.

Từ năm 2015, được sự quan tâm của chính quyền, ông Minh đã mạnh dạn tham gia mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình trong chăn nuôi. Ông được cơ quan chuyên môn tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đi thăm các mô hình chăn nuôi tiêu biểu của xã. Từ những điều mắt thấy tai nghe, vợ chồng ông không ngần ngại phá bỏ tiền lệ vay ngân hàng 50 triệu đồng và số tiền chắt bóp nhiều năm đầu tư xây dựng 40m2 chuồng, trại, mua thức ăn nuôi 80 con lợn thịt.

Sau 4 tháng chăn nuôi, xuất chuồng hơn 8 tấn lợn hơi, gia đình ông Minh mở rộng sản xuất lên 100 con lợn con và 3 con lợn nái. Số tiền lãi thu được gần 100 triệu đồng/năm. Từ nguồn lãi thu được, gia đình ông tiếp tục xây 360m2 ao thả cá. Ngoài nuôi cá và lợn, gia đình còn tận dụng diện tích mặt nước nuôi vịt bầu và làm chuồng trại kiên cố. Mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng.

Ông Trần Xuân Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái cho biết, trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh luôn trăn trở các giải pháp căn cơ nhằm thay đổi đời sống của đồng bào các DTTS. Theo đó, ngành dân tộc chú trọng vận động đồng bào thay đổi tư duy từ phương thức canh tác nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang sản xuất lớn theo chuỗi giá trị, hướng sản xuất hàng hóa.

Để thực hiện giải pháp này, ngành dân tộc đã tập trung các nguồn lực hiện có, trong đó có nguồn lực từ Chương trình 135, 30a. Giai đoạn 2014 -2019, tỉnh đã bố trí gần 180 tỷ đồng từ Chương trình 135, hàng chục tỷ đồng từ Chương trình 30a để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Cụ thể, tỉnh đã hỗ trợ giống vật nuôi cho hơn 11 nghìn hộ; hỗ trợ giống cây lương thực cho 6,6 nghìn ha, cấp 2,5 nghìn máy móc… cho hộ đồng bào DTTS nghèo. Hằng năm, tỉnh hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ trên 46 nghìn ha rừng các loại; hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu lao động, đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở…

Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng các chương trình cho vay tại Ngân hàng Chính sách. Cụ thể, từ năm 2016 đến nay, đã có hơn 21 nghìn hộ nghèo, 5,7 nghìn hộ cận nghèo, 1,8 nghìn hộ mới thoát nghèo được xét duyệt cho vay với số tiền giải ngân là 1.098 tỷ đồng; mức vay bình quân đạt 37,3 triệu đồng/hộ.


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.