Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chính sách dân tộc

Cuộc sống mới ở Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang

Hoàng Thùy - 07:00, 08/05/2024

Sau hơn 15 năm triển khai Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, đồng bào các dân tộc phía Bắc được bố trí nơi ở, đất sản xuất. Đến nay, đời sống của đồng bào đã ổn định và từng ngày khởi sắc…

Nhiều mô hình kinh tế giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu
Nhiều mô hình kinh tế giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Thời gian khó đã lùi xa

Con đường từ trung tâm xã Cư Pui đến khu dân cư Ea Lang lầy lội năm xưa, nay đã được thảm nhựa, trải bê tông phằng lì, sạch đẹp. Những nương sắn, rẫy cà phê, cánh đồng lúa xanh ngắt, phụ nữ không còn phải gùi từng gùi bắp, sắn, đàn ông không phải điều khiển ngựa thồ nông sản, tất cả được chất lên xe máy chở thẳng về nhà. Cuộc sống êm ấm, no đủ đang hiện hữu trên từng nóc nhà của hàng nghìn hộ đồng bào Mông nơi đây.

Nhớ lại thời gian đầu vào đây sinh cơ, lập nghiệp, ông Sùng Văn Lùng, thôn Ea Lang kể: tôi không nghĩ rằng, bà con mình lại có cuộc sống no đủ như hôm nay. Ngày đó, hàng trăm hộ từ Tuyên Quang, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang đưa nhau vào đây, chặt cây rừng dựng lều tạm để ở. Cuộc sống ở nơi không đường, không điện, không trường, không trạm… cực khổ trăm bề. Bà con chủ yếu ở trong rừng, cách trung tâm xã hàng chục cây số, phá rừng để có đất trồng củ mì, cây bắp, con em không được học hành, đau ốm không có nơi chữa bệnh.

Bây giờ đã hoàn toàn đổi khác rồi! Đường nhựa, bê tông đến tận thôn, cây cầu nối các thôn vùng Ea Lang với xã đã cứng hóa, trường học xây dựng kiên cố, khang trang, điện kéo về từng nhà. Bà con học hỏi nhiều mô hình hay, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh tế ngày càng phát triển.

Dự án ổn định dân di cư tự do vùng Ea Lang gồm 5 thôn Ea Lang, Ea Uôl, Cư Tê, Ea Bar, Cư Rang, đã bố trí ổn định cho gần 1.300 hộ, hơn 8.000 khẩu. Ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, Dự án đã cấp 23,77ha đất ở, 1.428ha đất sản xuất cho các hộ dân vùng quy hoạch.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Sính Tráng Páo, Trưởng thôn Ea Uôl cho biết, cả thôn có gần 400 hộ dân, 99% là dân tộc Mông sinh sống. Thời gian khó đã lùi xa, cuộc sống của hàng nghìn hộ dân di cư tự do bước sang trang mới. Giao thông thuận lợi, điện về tận nhà, trường học khang trang tạo điều kiện quan trọng để Nhân dân vùng Dự án không chỉ ổn định, nhiều hộ còn vươn lên làm giàu, sắm được cả ô tô, đời sống bà con được nâng lên từng ngày.

Không chỉ quan tâm phát triển kinh tế đồng bào các dân tộc Dự án ổn định dân di cư tự phát Ea Lang bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa
Không chỉ quan tâm phát triển kinh tế đồng bào các dân tộc Dự án ổn định dân di cư tự phát Ea Lang bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Sức sống mới trên quê hương thứ hai

Chúng tôi từng đến xã Cư Pui vào Ngày hội văn hóa các dân tộc tại thôn Ea Lang, bà con dân tộc Mông, Thái, Tày váy áo súng sính, rực rỡ sắc màu, như tô điểm thêm cho cuộc sống ấm no trên cao nguyên; tiếng khèn của người Mông trầm sâu gọi bạn, âm thanh tính tẩu của người Thái tha thiết, ngọt ngào như thanh âm của núi rừng níu chân khách đến chơi hội.

Người dân ở Ea Lang không chỉ có cuộc sống ổn định mà ngày càng có nhiều gia đình vươn lên làm giàu. Nhiều mô hình kinh tế mang lại thu nhập khá cho người dân, như mô hình dịch vụ, trồng cà phê kết hợp nuôi gà, lợn của gia đình ông Hoàng Văn Linh ở thôn Ea Lang; mô hình dịch vụ văn hóa phục vụ đồng bào dân tộc Mông của gia đình chị Vương Thị Nhung; mô hình trồng ngô, lúa nước, sửa chữa máy nông nghiệp của anh Cháng Chớ Sính; mô hình trồng cà phê xen sầu riêng, trồng dứa của gia đình ông Vi Văn Chấp…; Bà còn có của ăn, của để, con cái được học hành đến nơi đến chốn. Ở mỗi thôn đã có những điển hình tiến tiến trong phát triển kinh tế, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.

Chia sẻ với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Pui Y Lai Niê vui vẻ nói: sau nhiều nỗ lực cố gắng, đến bây giờ hạ tầng cơ sở trên địa bàn xã nói chung, vùng Ea Lang nói riêng cơ bản đầy đủ. Kết quả đó, là nhờ triển khai đồng bộ nhiều các giải pháp nhằm nhanh chóng ổn định cuộc sống cho người dân. Trong đó, xã đã tập trung quy hoạch đất, bố trí đất sản xuất để người dân an cư, có thu nhập.

Đồng thời, tranh thủ các nguồn lực của Nhà nước kết hợp với nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở hạ tầng và triển khai đồng bộ các Chương trình mục tiêu quốc gia, an ninh xã hội. Cùng với các nguồn lực, địa phương thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện thực tế; quan tâm đến đời sống tinh thần, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc. Từ đó, Nhân dân yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy lùi cái nghèo, xây dựng cuộc sống mới.

Từ năm 2007 đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai 16 dự án bố trí, sắp xếp, ổn định dân di cư ngoài kế hoạch... Tổng vốn đầu tư các dự án hơn 1.320,7 tỷ đồng bao gồm ngân sách Trung ương, địa phương và nguồn vốn khác. Đến nay, các dự án bố trí, sắp xếp, ổn định dân di cư ngoài kế hoạch, đã góp phần đáng kể vào việc ổn định đời sống, phát triển kinh tế.”

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: 247 học viên tham gia lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024

Sóc Trăng: 247 học viên tham gia lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024

Sáng 10/10, tại Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai giảng các lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024. Tham sự kiện có: ông Võ Chí Công, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện các ban, ngành của tỉnh Sóc Trăng; các thầy cô và học viên là cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.