Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dự án quy hoạch, sắp xếp ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang: Đã phát huy hiệu quả

Tùng Lâm - 14:26, 06/10/2020

Xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) có 6 thôn đồng bào Mông di cư từ các tỉnh phía Bắc vào với 1.236 hộ, 8.083 khẩu. 5 thôn được đưa vào Dự án điều chỉnh, mở rộng Dự án quy hoạch, sắp xếp ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang (Dự án) gồm 5 thôn: Ea Uôl, Ea Lang, Ea Bar, Cư Rang, Cư Tê với 1.065 hộ, 7.097 khẩu (không có thôn Ea Rớt). Được triển khai thực hiện giai đoạn 2012, đến nay những hạng mục được đầu tư cơ bản hoàn thành và đã phát huy hiệu quả.

Trường THCS Cư Pui (điểm trường Ea Lang) được xây dựng từ nguồn vốn của Dự án, được đưa vào sử dụng giúp hơn 300 học sinh dân tộc Mông không phải đi học xa hơn 10km.
Trường THCS Cư Pui (điểm trường Ea Lang) được xây dựng từ nguồn vốn của Dự án, được đưa vào sử dụng giúp hơn 300 học sinh dân tộc Mông không phải đi học xa hơn 10km.

Dự án có tổng số vốn đầu tư được phê duyệt là 75,1 tỷ đồng, để xây dựng cơ sở hạ tầng trong 5 thôn đồng bào Mông. Đến nay, đã thực hiện và giải ngân được 60,5 tỷ đồng. Số vốn còn lại đã được phê duyệt và đang tiếp tục triển khai. Các hạng mục như: Đường điện lưới trung, hạ thế, trạm biến áp, đường giao thông, trường học đã được thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), góp phần nâng cao đời sống cho hàng ngàn hộ đồng bào dân tộc Mông. 100% hộ dân nằm trong vùng Dự án đã được sử dụng điện lưới phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Bà Ma Thị Sú người dân làm nghề may áo váy truyền thống của đồng bào Mông ở thôn Ea Lang phấn khởi cho biết: “Ngay khi có điện lưới, gia đình tôi đã mua 3 chiếc máy khâu và 1 máy vắt sổ chạy bằng điện. Sử dụng máy khâu chạy bằng điện, áo váy may vừa nhanh lại không vất vả. Có điện, con cái học hành thuận lợi hơn. Ngoài ra, gia đình tôi cũng đã mua quạt điện, ti vi, máy giặt để dùng”. 

Trước khi thực hiện Dự án, hệ thống đường giao thông vào các thôn đồng bào Mông chủ yếu là những lối mòn, dốc, đầy ổ gà. Việc đi lại của người dân hết sức khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Đến nay cơ bản đường giao thông vào vùng Dự án, giao thông nội vùng của 5 thôn đồng bào Mông đã được bê tông và nhựa từ nguồn vốn của Dự án (17.023m).

Điều đáng mừng là trong quá trình thực hiện, hàng chục hộ đồng bào Mông đã đồng lòng hiến hơn 10.000m2 đất, hoa màu, cà phê mà không cần đền bù. Anh Sùng Văn Phìn ở thôn Ea Bar đã hiến gần 300m2 đất, 50 cây cà phê để làm đường mà không yêu cầu bồi thường. Anh Phìn nhớ lại: “Trước đây đường vào thôn khó đi lắm, nhất là vào mùa mưa chỉ có đi bộ chứ xe máy đi không được. Nhờ Dự án làm đường nên bây giờ đi lại rất thuận lợi”.

Đổi thay rõ nét từ Dự án là việc hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường học. Số lượng học sinh ở 6 thôn đồng bào Mông của xã Cư Pui khá đông, gần 2.000 học sinh, trong khi phòng học thiếu lại tạm bợ nên công tác dạy và học gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ có nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án như: Kiên cố trường lớp học, Chương trình giảm nghèo, Nông thôn mới... Đến nay phòng học ở tất cả các điểm trường đã được xây dựng kiên cố. Riêng Dự án điều chỉnh, mở rộng Dự án quy hoạch, sắp xếp ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang đã đầu tư xây dựng xong 16 phòng học kiên cố (4 phòng mẫu giáo, 4 phòng tiểu học, 8 phòng THCS). Hiện đang tiếp tục triển khai xây dựng thêm 6 phòng học, nhà hiệu bộ cho điểm trường THCS Ea Lang và xây cổng trường, sân chơi cho trường mầm non trị giá 11,3 tỷ đồng từ nguồn vốn Dự án. 

Vừa qua, HĐND tỉnh Đăk Lăk đã ra Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 8/7/2020, Quyết định đầu tư Dự án ổn định dân di cư tự do thôn Ea Rớt, xã Cư Pui (Krông Bông). Các hạng mục được đầu tư xây dựng gồm: Giao thông, giáo dục và các công trình phúc lợi, với tổng nguồn vốn 156,9 tỷ đồng (giai đoạn 2020 - 2023). Đây là thôn đồng bào Mông di cư thứ 6 của xã Cư Pui được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.