Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chè Đình Lập: Nguy cơ mất thương hiệu và thị trường

Nghĩa Hiệp - 14:36, 08/10/2019

Với diện tích gần 530ha và là sản phẩm chủ lực của địa phương, nhưng sản phẩm chè Đình Lập vẫn mang thương hiệu cá nhân, chưa xây dựng được thương hiệu vùng, miền. Nếu không có sự thay đổi, vùng chè Đình Lập sẽ có nguy cơ đánh mất thương hiệu và thị trường.

Chế biến, sản xuất chè tại vùng chè Đình Lập vẫn theo lối cũ, chưa có sự đổi mới bắt kịp với thị trường.
Chế biến, sản xuất chè tại vùng chè Đình Lập vẫn theo lối cũ, chưa có sự đổi mới bắt kịp với thị trường.

Nhiều năm qua, chè là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Đình Lập (Lạng Sơn). Diện tích trồng chè của huyện tập trung chủ yếu ở thị trấn Nông trường Thái Bình. Tại địa bàn xã Lâm Ca và thị trấn Nông trường Thái Bình, sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 1.500 tấn/năm, với các sản phẩm chè nổi tiếng như: Ô long, Ngọc Thúy, Bát tiên đã được xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc từ những năm 2002-2003.

Tuy nhiên, sản lượng chè xuất khẩu hiện giảm mạnh. Ông Bế Xuân Hồng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Chè Thái Bình Lạng Sơn cho biết: “Trước đây, sản phẩm chè xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc đạt trung bình 20 tỷ đồng/năm. Thế nhưng, 9 tháng năm 2019, Công ty chưa xuất khẩu được lô hàng nào”.

Việc xuất khẩu chè ở Đình Lập không thuận lợi, đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người trồng chè. Chị Mã Thị Hoa, ở khu 5, thị trấn Nông trường Thái Bình, cho biết: “Vụ chè năm 2019, giá bán chè tươi chỉ ở mức 8 nghìn đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg so với năm 2018. Gia đình tôi có 7ha chè, với giá bán thấp như vậy, thu nhập chỉ đạt trên 50 triệu đồng/năm, thu không đủ bù chi”.

Qua tìm hiểu thực tế, việc trồng, chăm sóc, thu hái chè trên địa bàn huyện Đình Lập cho thấy, người trồng chè còn thiếu kiến thức về kỹ thuật sản xuất, nên chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều. Việc quy hoạch, thực hiện trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng chè này còn rất thấp. Theo thống kê của UBND huyện Đình Lập, đến nay mới có khoảng 7,75ha/527ha chè được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Vùng nguyên liệu chè của Công ty Cổ phần Chè Thái Bình, huyện Đình Lập.
Vùng nguyên liệu chè của Công ty Cổ phần Chè Thái Bình, huyện Đình Lập.

Ông Nông Minh Cát, Phó Chủ tịch UBND huyện Đình Lập cho biết: “Theo đánh giá các nước nhập khẩu chè, quy trình chăm sóc, thu hái chè của bà con chưa đáp ứng được yêu cầu. Chính điều này khiến họ tạm dừng nhập khẩu chè. Hơn nữa, việc phát triển thương hiệu chè mang thương hiệu tập thể còn yếu kém, nên vùng chè Đình Lập chưa được nhiều nước biết đến”.

Việc thay đổi phương thức sản xuất tại vùng chè Đình Lập là điều quan trọng và cần thiết, khi rào cản kỹ thuật ở các quốc gia ngày càng khắt khe, với rất nhiều quy định nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sử dụng.

Trước nguy cơ giá trị sản phẩm chè ngày càng giảm, thị trường bị mất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn đã triển khai, quy hoạch phát triển vùng chè huyện Đình Lập lên đến 1.200ha theo tiêu chuẩn VietGAP. Từng bước tập huấn kỹ thuật trồng, thu hái và chăm sóc cây chè cho người dân theo đúng quy chuẩn, nối lại giao thương với thị trường Trung Quốc và Đài Loan, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm.

Mong rằng thời gian tới đây, huyện Đình Lập sẽ sớm triển khai phát triển thế mạnh cây chè, thật sự trở thành sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy chuẩn VietGAP, trở thành cây trồng mang lại sự ổn định cho người dân, và là sản phẩm mang thương hiệu tập thể để gây dựng lại thị trường trong và ngoài nước.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.