Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ai bảo vệ cho thương hiệu nông sản?

PV - 15:32, 22/01/2018

Từ lâu, hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng) đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và quen thuộc đối với người dân cả nước. Tuy nhiên, hiện nay hạt dẻ Trùng Khánh đang bị hạt dẻ Trung Quốc giả danh, lấn át. Điều này không chỉ khiến người mua mất niềm tin mà người dân trồng dẻ ở Trùng Khánh cũng bị thiệt thòi.

Hiện tại là thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3, dù không phải là mùa hạt dẻ Trùng Khánh nhưng “hạt dẻ Trùng khánh” vẫn tràn ngập thị trường. Tại khu vực chợ Đông Kinh, TP.Lạng Sơn, “hạt dẻ Trùng Khánh” nhái được bày bán la liệt. Người cần mua bao nhiêu cũng có, hạt dẻ sống đã khía vỏ giá 75 nghìn đồng/kg, hạt dẻ rang thường giá 90 nghìn đồng/kg, hạt dẻ rang bơ giá 80 nghìn đồng/hộp loại 0,5kg…

Ai bảo vệ cho thương hiệu nông sản đã được đăng ký? Ai bảo vệ cho thương hiệu nông sản đã được đăng ký?

 

Tương tự, ngay tại Hà Nội, “hạt dẻ Trùng Khánh” cũng được các tiểu thương bán lẻ với giá dao động từ 100 nghìn đồng đến 120 nghìn đồng và tất cả đều khẳng định đó là hạt dẻ Trùng Khánh chính hiệu.

Trong khi đó, hỏi người dân Cao Bằng về cách mua hạt dẻ Trùng Khánh chính hiệu, chị Nông Thu Huyền, một người dân của địa phương khẳng định: Hạt dẻ thường được thu hoạch vào mùa Thu đến cuối mùa Đông. Khách muốn mua “hàng thật” thì khách phải đến tận đất Trùng Khánh mới có thể mua được.

Được biết, đầu năm 2011, hạt dẻ Trùng Khánh được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ, đối với chỉ dẫn địa lý Trùng Khánh. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không chỉ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho đơn vị sản xuất kinh doanh, mà còn bảo vệ danh tiếng của sản phẩm, tránh bị lạm dụng hoặc giả mạo. Vấn đề đặt ra là ai bảo hộ cho thương hiệu này khi hạt dẻ Trung Quốc đội lốt được bán tràn lan?

Có lẽ, không chỉ là câu chuyện về việc bảo vệ thương hiệu hạt dẻ của Trùng Khánh, mà còn là câu chuyện của những loại nông sản khác. Đơn cử, nông sản Đà Lạt (Dâu tây; Hồng giòn, Bơ sáp…) lâu nay vẫn được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng vì chất lượng tươi ngon và giá bán thường cao gấp 3-4 lần so với nông sản cùng loại nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chính vì sự tin tưởng, ưa chuộng của người dân mà nông sản Trung Quốc đã đội lốt tràn ngập thị trường với giá ngang bằng hoặc chỉ thấp hơn so với nông sản cùng loại của Đà Lạt.

Ngay cả những loại nông sản khác được bảo hộ thương hiệu như nhãn lồng Hưng Yên, hồng không hạt, có chỉ dẫn địa lý rõ ràng cho tới cà chua, khoai tây bán ngoài chợ… của nông dân các địa phương trong nước cũng bị hàng Trung Quốc giả danh tràn lan.

Quay trở lại với câu hỏi “Ai bảo vệ cho thương hiệu nông sản” khi đã được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN)? Chắc hẳn nhiều người cho rằng, câu hỏi thật “ngớ ngẩn” và thừa thãi bởi lẽ chúng ta có cả một bộ máy hùng hậu sẵn sàng bảo vệ các thương hiệu nông sản này. Có thể kể ra hàng loạt các cơ quan chức năng như Quản lý thị trường, Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), các cơ quan kiểm tra liên ngành… Thế nhưng, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhìn từ các thương hiệu nông sản vẫn là thực tế không thể chối bỏ.

Bởi lẽ rất đơn giản, trong khi ai cũng biết tháng 3 không phải mùa hạt dẻ Trùng Khánh nhưng “hạt dẻ Trùng Khánh” giả danh vẫn được bày bán tràn lan, tuyệt nhiên không cơ quan nào xử lý(!?).

MẠNH HÀ

 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.