Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khá giả từ trồng chè Kim Tuyên

PV - 09:18, 07/05/2018

Theo lời giới thiệu của ông Trương Trung Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái) chúng tôi tới thăm vườn chè của gia đình ông Trần Văn Nhi, thôn Đồng Cò, xã Động Quan. Đây là vườn chè được nhiều người dân trong thôn, trong xã đến học tập.

Sinh ra và lớn lên ngay trên mảnh đất quê hương, sau khi lập gia đình, vợ chồng ông Nhi là một trong những hộ nghèo trong thôn. Vào những năm 1999-2000, từ sự hỗ trợ của Nhà nước cùng với số vốn tích góp được, vợ chồng ông đã mạnh dạn trồng hơn 1ha chè Kim Tuyên trên đất đồi bỏ hoang. Sau nhiều năm chăm sóc và mở rộng, hiện nay gia đình ông Nhi đã có gần 2ha chè.

Mô hình trồng và chế biến chè ở xã Động Quan đang đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân. Mô hình trồng và chế biến chè ở xã Động Quan đang đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân.

 

Không chỉ trồng và bán chè, gia đình ông đầu tư thêm 3 máy sao chè, bằng hình thức tự sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn chè sạch. Cùng với việc xây dựng cơ sở sản xuất, ông Nhi còn đi tham khảo quy trình sản xuất của các nhà máy và những nơi khác. Đồng thời, đưa sản phẩm chè ra các thị trường khác chào hàng. Dần dần, sản phẩm và chất lượng chè búp khô do gia đình ông sản xuất được khẳng định, làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Với giá bán vừa phải, dao động từ 80-100 nghìn đồng/kg chè khô, trung bình mỗi năm, gia đình ông thu gần 100 triệu đồng từ bán chè. Ngoài ra, cơ sở sản xuất của gia đình ông hàng năm còn thuê từ 4 đến 6 nhân công lao động về hái chè, sao chè, qua đó góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương.

Ông Nhi cho biết: Hiện giờ, các hộ dân trong thôn, trong xã và nhiều thương lái, nhiều hộ dân ở những xã khác cũng đã tìm đến gia đình ông để mua chè khô về sử dụng, trong đó có nhiều người đến đặt mua với khối lượng lớn. Có thêm nguồn vốn, ông Nhi lại tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phù hợp với công nghệ chế biến chè các loại, mở rộng quy mô sản xuất.

Mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, từ một hộ nghèo còn nhiều khó khăn, gia đình ông Trần Văn Nhi đã vươn lên trở thành hộ khá giả trong xã. Cây chè đã trở thành cây chủ lực của gia đình.

Theo ông Trương Trung Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Động Quan, mô hình trồng và chế biến chè của gia đình ông Trần Văn Nhi, là một trong số các mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn xã. Để khuyến khích các hộ dân trong xã tích cực phát triển cây chè nâng cao đời sống, thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ người dân về vốn, cây giống, kỹ thuật và máy móc; đồng thời, nắm bắt thị trường, tìm đầu ra cho hàng hóa của địa phương.

KHẮC ĐIỆP

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.