Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Vườn thuốc quanh ta

Cây thông chữa bệnh gì?

Như Ý - 19:03, 15/05/2024

Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.

Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người.
Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người.

Đặc điểm của cây thông

Cây thông là một loại cây thân gỗ, có dạng hình nón với cành lá xum xuê. Thân cây thường có nhiều đường nứt, cao khoảng 2-100m do sự đa dạng về loài. Cây thông thường sống rất thọ, kéo dài từ 100 lên đến tận 1000 năm.

Thân: Cây gỗ cao lớn, cao trung bình 30-35 m, thân cây thẳng và tròn, cây có nhiều nhựa. Vỏ dày màu nâu đỏ nhạt, nứt dọc sâu.

Lá: Lá màu xanh thẫm, hơi thô và cứng, lá dài 15 đến 25 cm, mỗi cành có 2 lá hình kim. Gốc lá có bẹ hình vảy, dài 1 đến 2 cm, sống dai.

Hoa: Nón cái chín sau 2 năm. Vảy ở quả non năm thứ nhất không có gai.

Quả năm thứ hai hình viên trụ hay trứng trái xoan dài, có cuống dài khoảng 1 cm. Mặt vảy hình thoi cạnh sắc mép trên dài và hơi lồi, phía dưới dẹt, có 2 gờ ngang và dọc đi qua giữa mặt vảy, rốn hơi lõm.

Hạt: Hạt hình trái xoan hơi dẹt, có cánh mỏng dài 1,5-2 cm.

(Tổng hợp) Cây thông chữa bệnh gì? 1

Bài thuốc từ cây thông

Chữa đau cơ, nhức mỏi gân xương, ứ máu bầm tím: Lá thông tươi băm nhỏ, ngâm với nước, dùng nước thuốc xoa bóp chỗ đau.

Chữa ho: Lấy quả thông 10g, lá hẹ 12g, lá kinh giới 12g, thái nhỏ sắc 400ml nước còn 1/3 chia uống 2 lần.

Chữa đau nhức răng: Dùng tùng tiết (đốt mắt ở cành thông) thái nhỏ ngâm rượu càng đặc càng tốt, ngậm nghiêng phía răng đau một lúc rồi nhổ đi. Ngày 3 lần.

Người già khó ngủ: Dùng tùng tử (nhân hạt thông), hạch đào nhục, đại táo (táo tàu) nấu chè ăn.

Chữa đau nhức khớp sưng tấy: Nhựa thông 40g, nhựa cây sau sau 40g, sáp ong 10g, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút; sau đó để nguội, phết lên giấy để dán lên chỗ sưng.

(Tổng hợp) Cây thông chữa bệnh gì? 2

Chống lạnh do thời tiết, do cơ thể có hàn: Rang hạt tùng tử ngâm rượu. Dùng cho phụ nữ sau sinh chân tay bải oải chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn khi ngồi dậy. Hạt Tùng tử rang thơm nấu sôi với rượu để uống.

Chữa cảm cúm đau mình: Dùng lá thông 10 - 30g nấu xông.

Chữa đau đầu, choáng váng, chóng mặt: Lấy tùng hoàng (phấn hoa thông) ngày dùng 4-8 g sắc uống) hoặc trị mụn nhọt lở loét, chảy nước vàng bằng cách lấy phấn hoa thông rắc vào vết thương.

Chữa ho lâu ngày, ít đờm: Nhân hạt thông 30g, hạnh đào 60g, nghiền nát làm thành cao, trộn 15g mật. Mỗi lần 1 thìa uống với nước sôi để ấm; ngày 2 lần. Nếu dùng thường xuyên còn có tác dụng làm tinh thần sảng khoái, da tươi nhuận hồng hào.

Chữa hoa mắt: Nhân hạt thông, vừng đen, câu kỷ tử, cúc trắng; mỗi thứ 9 gam sắc uống ngày 1 lần.

Chữa băng huyết, nôn ra máu: Tùng hương (phần còn lại sau khi cất nhựa thông lấy tinh dầu) đốt hứng lấy muội khói 10g hoà với 20g da trâu đã đun chảy để uống.

Chữa hen suyễn: Tùng hương 200g, tỏi 200g, dầu vừng 100g, riềng 100g, long não 4g. Nấu thành cao dán lên huyệt.

Chữa táo bón: Nhân hạt thông, bá tử nhân, hoả ma nhân, lượng bằng nhau; nghiền bột làm viên; mỗi lần uống khoảng 6g trước bữa ăn.

(Tổng hợp) Cây thông chữa bệnh gì? 3

Chữa đau lưng gối, liệt dương: Rễ thông thái lát nhỏ 640g cửu chưng cửu sái (9 chưng 9 phơi khô), ngâm 2 lít rượu bịt kín. Sau 7-10 ngày dùng được. Khi uống, nên làm nóng, uống vào bữa ăn mỗi lần 1-2 chén con (30ml).

Chữa nhọt mủ: Nhựa thông vừa đủ với bồ hóng bếp củi, gai bồ kết, quả bồ hòn (đốt thành than) lượng bằng nhau, đánh nhuyễn thành dẻo quánh mềm để đắp lên nhọt nung mủ.

Chữa thận yếu, mờ mắt, nhuận da, thần kinh bất định, khó ngủ, hồi hộp lo âu: Dùng hạt thông, câu kỷ, kim anh tử, mạch môn đông, mỗi thứ 120g sắc 3 nước dồn lại để cô thành cao với 150g mật hoặc cô đặc nước trên, trừ hạt thông nghiền nát để cho vào cùng mật, sau cô tiếp thành cao. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa con với nước ấm.

Chữa vết thương lở loét: phối hợp với vỏ cây sung, lượng bằng nhau, đốt thành than tán mịn rắc lên vết loét.

Chữa ngứa: Lá thông, lá long não, lá khế, lá thanh hao lượng bằng nhau nấu nước để tắm rửa.

Chữa phù toàn thân: Phối hợp với vỏ cây vương tùng, cành tía tô, xác ve sầu nấu nước tắm.

Giảm đau nhức, chữa tê thấp: Lấy 20g lá thông sắc nước uống cùng các vị khác cùng công dụng.

(Tổng hợp) Cây thông chữa bệnh gì? 4

Lưu ý

Một lượng nhỏ chất nicotin có trong cây thông là có hại và nếu sử dụng quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của gan và gây nôn ói.

Trong quá trình sử dụng cây thông để điều trị bệnh, người bệnh cần kiêng chất kích thích để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Những trường hợp sau đây tuyệt đối không thể sử dụng loại dược liệu này:

Người mắc bệnh ung thư phổi nặng.

Người mắc bệnh viêm gan giai đoạn đầu.

Phụ nữ đang mang thai và trong thời kỳ cho con bú.

Như vậy, để sử dụng cây thông đúng cách, hiệu quả và giảm thiểu các tác dụng phụ khác xảy ra, chúng ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách dùng trước khi sử dụng.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.