Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Như Ý - 08:32, 04/05/2024

Cây canh châu còn có tên gọi khác là trân châu, kim châu, chanh châu, xích như và sơn minh trà… có vị chua hơi ngọt, kèm theo vị đắng, tính mát. Canh châu là dược liệu được sử dụng để điều trị đậu mùa, kiết lỵ, ban sởi, chữa ghẻ lở...rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu mời các bạn tham khảo.

Canh châu là dược liệu được sử dụng để điều trị đậu mùa, kiết lỵ, ban sởi, chữa ghẻ lở...rất hiệu quả
Canh châu là dược liệu được sử dụng để điều trị đậu mùa, kiết lỵ, ban sởi, chữa ghẻ lở...rất hiệu quả

Đặc điểm của cây canh châu

Cây canh châu là loại cây nhỏ có cành nhiều, các nhánh có gai. Lá hình trái xoan hay bầu dục, tròn hay gần tròn ở gốc, có mũi, hơi có răng. Hoa xếp từng nhóm bông ở nách lá hay ở ngọn.

Quả hình cầu, màu đen, kèm theo vòi nhuỵ và các lá đài tồn tại. Hạt lồi ở mặt lưng, có vỏ ngoài nhẵn, bóng, màu xám. Mùa ra hoa tháng 7 - 10, kết quả tháng 12 - 3.

Cây thường mọc ven rừng, dọc theo bờ suối nơi ẩm, xen với các loại cây bụi khác. Ngày nay, nhiều người trồng quanh vườn làm hàng rào. Tại nhiều nơi trẻ em thường lấy quả để ăn, quả có vị chua hơi ngọt. Lá non nấu canh ăn được. Vào mùa hè, bà con thường lấy lá dùng riêng hoặc phối hợp với lá vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi.

Bộ phận dùng làm thuốc là lá, cành và rễ. Người ta thường thu hái lá tươi hoặc lấy cành lá vào mùa Xuân Hạ; thu hái rễ vào mùa thu đông đem phơi hay sấy khô để dùng dần.

(Tổng hợp) Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu 1

Công dụng chữa bệnh từ cây canh châu

Canh châu là loại cây thường được đem về làm cây cảnh, tuy nhiên cây canh châu cũng được dùng làm thuốc từ rất lâu đời nhờ công dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lương huyết. Vị thuốc từ canh châu có tính mát giúp đem lại các công dụng như:

Chữa bệnh thủy đậu, ban sởi.

Chữa kiết lỵ.

Chữa sưng mặt, lở loét ngoài da, mụn nhọt

Sai khớp, bong gân.

Chữa tắc tia sữa.

Chữa các vết thương chảy máu.

(Tổng hợp) Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu 2

Bài thuốc chữa bệnh từ cây canh châu

Chữa thủy đậu: Chuẩn bị 1 nắm lá canh châu, rửa sạch với muối loãng và vớt ra rổ cho ráo nước. Vò lá nhẹ để khi nấu tiết ra nhiều tinh dầu hơn. Cho lá vào ấm sắc cùng với nửa lít nước, sắc tới khi cạn còn một nửa.Đợi nguội rồi lọc lấy nước và uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục vài ngày để thấy hiệu quả các nốt thủy đậu sẽ lặn xuống.

Hỗ trợ điều trị bệnh sởi: Lấy 20g lá và cành cây canh châu, kết hợp với 12g săn dây cùng với hương nhu, 18g tầm gửi cây khế, cam thảo dây và hoắc hương mỗi vị 8 gram. Đem tất cả các vị thuốc rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất. Sau đó đem nấu các vị thuốc cùng với 400 ml nước, nấu cô đặc cho đến khi còn khoảng 200 ml nước. Chia phần nước thuốc vừa sắc đặc thành hai phần nhỏ để uống mỗi ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 5 ngày hoặc cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm dần. Đồng thời, có thể kết hợp cùng với việc lấy lá canh châu để nấu nước tắm hằng ngày.

Chữa ghẻ lở, ghẻ nước: Sử dụng một nắm cành và lá cây canh châu, sau đó đem rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn rồi nấu cô đặc, lấy phần nước rửa lên vùng da nổi ghẻ lở. Áp dụng bài thuốc cho đến khi tình trạng bệnh dần cải thiện.

Chữa vết thương chảy máu: Chuẩn bị lá chanh châu, lá đuôi tôm mỗi thứ 1 nắm nhỏ tầm 20g, đinh hương 1 nụ. Đem tất cả rửa sạch, để ráo nước và giã nhỏ đắp vào vết thương. Ngày có thể đổi lá thuốc vài lần, đắp 2 – 3 ngày cho vết thương liền miệng thì thôi.

(Tổng hợp) Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu 3

Trà canh châu giúp giải khát và phòng ngừa sởi: Chuẩn bị lá vối và canh châu. Sắc lấy nước uống hằng ngày.

Chữa rôm sảy, mụn nhọt do nóng trong người: Lấy 24g cả lá, cành và rễ rồi thêm vào 20g mỗi loại các dược liệu: hạ khô thảo, rễ cây cỏ xước, bồ công anh, 10 gam lá đơn đỏ. Bạn lấy tất cả những dược liệu này, đem đi rửa sạch rồi bỏ vào nồi, thêm 750ml nước, sắc lên. Nên uống hỗn hợp này ngay khi chúng còn ấm và uống với liều lượng 2 lần/ngày.

Thúc sởi mọc nhanh: Chuẩn bị 30 gram rễ cây canh châu hoặc 40 gram lá cây canh châu, đem rửa sạch dược liệu để thải bỏ tạp chất rồi thái thành từng đoạn nhỏ. Sau đó, sắc các vị thuốc trên cùng với 500 ml nước lọc, sắc cô đặc cho đến khi thuốc còn khoảng 300 ml nước. Chia phần thuốc đã cô đặc thành 3 phần nhỏ để uống trong ngày. Lưu ý, uống thuốc ngay khi thuốc còn nóng, nếu thuốc đã nguội thì cần hâm hóng lại trước khi sử dụng.

Chữa vết thương lâu liền miệng (dùng với vết thương nhỏ và không quá sâu): Dùng lá canh châu, lá thồm lồm (lượng bằng nhau), đinh hương một nụ. Rửa sạch tất cả dược liệu, để ráo nước rồi giã nát đắp vào vết thương. Thực hiện đến khi vết thương liền miệng thì ngưng.

(Tổng hợp) Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu 4

Lưu ý

Những trường hợp người bệnh bị tỳ vị hư hạn, đại tiện phân lỏng không được các bài thuốc từ cây canh châu.

Những trường hợp bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu của cây canh châu.

Mặc quần áo rộng rãi để không làm ảnh hưởng đến vùng da bị tổn thương

Khi sử dụng nên có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Đặc biệt, với đối tượng là trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai, lại càng cần cẩn thận.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.