Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bài thuốc chữa bệnh từ cây mướp

Như Ý - 12:15, 07/03/2024

Mướp còn có tên gọi khác là mướp hương, ty qua, thiên ty qua, bổ ty, ty lạc... có vị ngọt, tính mát, không độc. Không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc, mướp còn là một vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây mướp mời các bạn tham khảo.

Không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc mướp còn là một vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
Không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc mướp còn là một vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.

Chữa viêm họng: Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm 1 lần.

Chữa ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.

Ho gà: Lấy giây ép lấy nước, hòa mật ong hoặc đường phèn hấp uống.

Chữa máu mủ chân răng: dây hoặc tua khô đốt thành than tán mịn xoa xát vào chỗ tổn thương, ngậm một lúc rồi nhổ đi.

Chữa ho kéo dài: Lá mướp hương 20g nấu nước uống.

Chữa phù thũng: Lá mướp hương 15g, cây cứt lợn 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày.

Chữa sốt cao, đau đầu: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

Trị nổi mề đay: Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.

Trị mồ hôi chân quá nhiều: Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

Thông sữa, lợi sữa: Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày.

(Tổng hợp) Bài thuốc chữa bệnh từ cây mướp 1

Viêm tắc tia sữa: Mướp cả quả khô cả hột đốt tồn tính tán mịn: mỗi lần 8g uống với ít rượu và xoa đắp lên vú.

Chữa chảy máu răng lợi: Lá mướp đem phơi khô, đốt tồn tính (đốt cháy nhưng không để cháy thành tro), tán thành bột mịn, hòa với dầu vừng, bôi lên chân răng sẽ giúp cải thiện tình trạng chảy máu.

Chữa đau nhức khớp xương mạn tính: Xơ mướp 9g, cỏ xước 12g; sắc nước uống trong ngày.

Trị mụn trứng cá, làm mờ nám, đẹp da: Lá mướp rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước rồi dùng nước này bôi lên da, sẽ giúp mụn trứng cá nhanh biến mất, làm mờ dần các sắc tố trên da, giúp da mềm mịn, trắng sáng hơn.

Làm trắng da: Lấy 1 quả mướp tươi (mướp hương càng tốt), chọn quả nhỏ, đặc ruột, ít hạt. Gọt vỏ, xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên mặt. Để trong vòng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Dùng 1 – 2 lần/tuần để cung cấp độ ẩm và làm trắng da tự nhiên. Ngoài ra, nước ép trái mướp có thể đổ vào nước ấm để rửa mặt, cũng làm cho da trở nên sáng mịn màng, giảm nếp nhăn.

Chữa sạm da: Dùng 1 quả dưa chuột tươi, 1 quả mướp non (nhỏ bằng quả dưa chuột). Cả hai để cả vỏ xay nát, lọc lấy nước cốt để trong tủ lạnh dùng trong ngày (2 – 3 lần) thoa lên mặt, sau 30 phút rửa mặt lại với nước lạnh, có công dụng trị chứng sạm da, giúp da mịn màng.

Chữa kinh nguyệt không thông: Quả mướp phơi khô, đốt tồn tính, tán bột, lấy 8 - 16g trộn với tiết vịt trắng và ít rượu, uống vào sáng sớm lúc đói.

Chữa băng huyết: Đài tồn tại của quả mướp 2 cái, lá huyết dụ 3 lá, rễ cỏ tranh 20g, rễ cỏ giày 20g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày,

Chữa chốc lở mụn ghẻ chảy nước: Nấu rễ mướp già ngâm rửa.

(Tổng hợp) Bài thuốc chữa bệnh từ cây mướp 2

Chữa mụn nhọt sưng tấy: Lá mướp, hành liền cả rễ, lá hẹ - lượng bằng nhau; cùng cho vào cối đá giã nhuyễn, hòa thêm chút rượu trắng, vắt nước uống.

Nhọt độc mưng mủ sưng đau: Quả mướp non, giã nát đắp lên nhọt, dùng băng cố định lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Chữa viêm loét da: Vỏ quả mướp, sấy khô, tán thành bột mịn, nấu với rượu; dùng bông thấm rượu thuốc bôi ngày 3 lần.

Chữa đau lưng: Vỏ quả mướp già (chưa thành xơ), hạt gấc, hạt trám, đốt thành than, trộn với mỡ lợn, bôi ngày vài lần chữa mụn nhọt. Hoặc dùng bài: hạt mướp già 10g sao vàng, sắc nước uống.

Thuốc tăng tiết sữa và hoạt huyết: Quả mướp non nấu với chân giò hoặc móng giò lợn.

Chữa tắc tia sữa: xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc phơi khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 2 - 3 ngày. Kết hợp xoa nắn vú cho thông tia sữa.

Chữa đau lưng, đau hông do thấp nhiệt: Thân cây mướp 30g, phối hợp với xa tiền tử 30g, hổ trượng 15g, hoàng bá 10g, sắc nước uống ngày 1 thang.

Trị viêm xoang: Lá mướp đã phơi khô đem bỏ vào nồi rang cho mướp teo lại và đem nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 6g, ngày một lần vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, lúc chưa ăn gì. Kiên trì thực hiện trong 8 ngày, chứng viêm xoang sẽ biến mất.

(Tổng hợp) Bài thuốc chữa bệnh từ cây mướp 3

Chữa trĩ ra máu, rong kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu: xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 4 - 8g chia làm 2 lần chiêu với nước ấm.

Trị đại tiện ra máu do trĩ: Dùng hoa mướp nấu nước uống hoặc dùng mướp nấu canh ăn hàng ngày sẽ có tác dụng nhuận tràng, cải thiện chứng đại tiện ra máu do trĩ.

Chữa hen: Xơ mướp 20g cắt nhỏ, sao; hạt đay quả dài 12g, giã dập, sao. Trộn đều, sắc uống lúc nóng. Ngày 2 lần. Dùng 2 - 3 ngày.

Chữa bế kinh: Xơ mướp đốt tồn tính, tán nhỏ, trộn với tiết chim bồ câu trắng hoàn viên, rồi phơi khô, tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu vào lúc đói.

Chữa sởi (làm sởi mọc nhanh và mọc đều): xơ mướp 20g, kinh giới 12g, bạch chỉ 12g, kim ngân 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo nam 4g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc uống làm 2 lần trong ngày.

Làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm: Quả mướp, khổ qua, đường trắng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khổ qua bỏ ruột, rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước, hòa đường, chia uống trong ngày.

Giải nhiệt ngày hè: Mướp 500g rửa sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.

(Tổng hợp) Bài thuốc chữa bệnh từ cây mướp 4

Lưu ý

Những người bị tỳ vị hoặc đau bụng, đại tiện lỏng không nên ăn nhiều mướp vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Nếu thấy mướp có vị đắng thì mọi người không nên ăn vì trong phần đắng của mướp có chứa một chất là alkaloid - đây là chất có dược tính mạnh tồn tại trong thực vật, con người rất nhạy cảm với độc tính của alkaloid và dễ bị ngộ độc.

Không nên nấu chung mướp với củ cải trắng hoặc rau chân vịt vì có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.