Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tác dụng chữa bệnh từ cây thông thiên

Như Ý - 11:20, 22/04/2024

Cây thông thiên hay còn gọi là trúc đào hoa vàng, huỳnh liên, hoàng hoa giáp trúc đào, cây trúc vàng… Theo y học cổ truyền, lá có tính ôn, vị cay và độc. Hạt tính ôn, đắng, cay và rất độc. Cây thông thiên có công dụng giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tim mạch, thông tiểu, chữa viêm kẽ mô quanh móng tay…Sau đây là những bài thuốc từ cây thông thiên mời các bạn tham khảo.

(Tổng hợp) Tác dụng chữa bệnh từ cây thông thiên

Đặc điểm

Cây thông thiên (trúc đào hoa vàng) là loại cây thân gỗ, toàn cây có tiết mũ màu trắng, ở Việt Nam hoa thông thiên có mầu vàng rực nhưng 1 vùng khác hoa có màu vàng cam. Hoa thường có 5 cánh. Quả hạch hình bán cầu. Bên ngoài quả có màu xanh lá, phần bên trong có màu trắng. Cây ra hoa vào tầm tháng 4-6, có quả vào lúc tháng 8-10.

Lá cây thông thiên hình mác, mọc sole. Thân cây cao khoảng 3-4m. Vì có màu sắc rực rỡ nên được dùng trồng làm cảnh, ở sân nhà hay dọc các đoạn đường cao tốc.

Ngoài tác dụng làm cảnh, cây thông thiên còn có chứa các thành phần hoá học có tác dụng chữa bệnh. Hạt, lá, quả của cây thông thiên thường được sử dụng làm thuốc nhưng phải được chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Tác dụng chữa bệnh từ cây thông thiên

Theo y học cổ truyền: Cây thông thiên có vị đắng, tính ấm và quy vào Tâm, Can. Có tác dụng giải độc tiêu thũng, lợi tiểu, tiêu sưng.

Theo y học hiện đại

Tác dụng hỗ trợ tim mạch: Các glycosid chiết xuất từ ​​rễ, vỏ, thân cây thông thiên có tác dụng hỗ trợ tim mạch, làm tăng huyết áp và cải thiện khả năng co bóp. Nhìn chung, chiết xuất glycosid từ cây thông thiên có tác dụng tương tự thuốc Digitalis, một loại thuốc chỉ định trong trường hợp suy tim, rối loạn nhịp.

Tác dụng chống ung thư: Nghiên cứu của Ramos và công sự năm 2017 chứng minh chiết xuất methanol từ Thông thiên thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên bốn dòng tế bào ung thư ở người: tuyến tiền liệt, vú, đại trực tràng và phổi. Chiết xuất này làm giảm đáng kể khả năng phát triển của tế bào và sự hình thành khuẩn lạc trên tất cả các dòng tế bào ung thư được đánh giá.

Ngoài ra, kiểm tra hình thái cho thấy kích thước tế bào giảm, chảy máu màng và bong tróc tế bào so với các dòng tế bào ung thư không được điều trị. Từ đó có thể kết luận chiết xuất Thông thiên có tiềm năng trở thành sản phẩm chống ung thư tự nhiên với tác dụng quan trọng trong sự tăng sinh và bám dính của tế bào ung thư vú và ung thư đại trực tràng ở người, cũng như gây ra apoptosis trong các dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi ở người.

(Tổng hợp) Tác dụng chữa bệnh từ cây thông thiên 1

Tác dụng chống tiêu chảy: Chiết xuất methanol của lá thông thiên làm giảm đáng kể bệnh tiêu chảy do dầu thầu dầu gây ra ở chuột bạch tạng.

Tác dụng hạ đường huyết: Từ nghiên cứu in vivo, người ta phát hiện ra rằng chiết xuất vỏ cây thông thiên có thể làm giảm mức đường huyết và bình thường hóa đặc tính sinh hóa huyết thanh bao gồm hàm lượng lipid so với chuột đối chứng âm tính. Từ sàng lọc hóa chất thực vật sơ bộ, chúng tôi đã tìm thấy nhiều thành phần hóa học như alkaloid, flavonoid, triterpenoid, tanin trong vỏ cây thông thiên có thể chịu trách nhiệm cho hoạt động này vì các loại hợp chất này đã được chứng minh là có tác dụng chống đái tháo đường, giúp hạ đường huyết.

Tác dụng làm lành vết thương: Có những yếu tố nghiêm trọng làm trì hoãn quá trình chữa lành vết thương bằng cách gây tổn thương mô như chấn thương lặp đi lặp lại, nhiễm trùng, oxy hóa, tạo ra gốc tự do. Do đó, để giải quyết các tình huống nêu trên, việc sử dụng loại thuốc có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm có thể là một chiến thuật quan trọng trong việc chữa lành vết thương.

Các nghiên cứu đã xác định rằng chiết xuất lá và vỏ quả cây thông thiên có đặc tính chữa lành vết thương dựa trên chất chống oxy hóa và chống viêm, điều này cho thấy tầm quan trọng của loại cây này đối với việc sử dụng trong tương lai trong ngành dược phẩm để phát triển các loại thuốc chữa lành vết thương hiệu quả.

Tác dụng chống oxy hóa: Nghiên cứu Nesy và cộng sự năm 2014 đã chứng minh chiết xuất quả thông thiên có tác dụng chống oxy hóa qua cơ chế bắt gốc tự do DPPH.

Tác dụng kháng khuẩn: Nghiên cứu của Solomon và cộng sự năm 2016 được thực hiện để nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của hợp chất phân lập từ phần ethylacetate của hoa thông thiên. Hợp chất này đã được chứng minh là có hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn và nấm.

(Tổng hợp) Tác dụng chữa bệnh từ cây thông thiên 2

Bài thuốc từ cây thông thiên

Chữa suy tim: Chiết xuất hoạt chất Thevetin từ cây thông thiên từ lâu đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng làm thuốc trợ tim, chữa suy tim. Dùng hoạt chất Thevetin chiết từ hạt dưới dạng dung dịch 1% để uống, ngày 1-2ml, hoặc dạng ống tiêm 2ml/1mg, ngày 1-2 ống. Thevetin dùng cho những trường hợp tim yếu, loạn nhịp, viêm cơ tim, suy tim sau khi mổ hoặc sau khi bị mắc bệnh nhiễm trùng.

Chữa viêm kẽ mô quanh móng tay: Sử dụng lá cây thông thiên đem rửa sạch và giã nát. Sau đó đắp lên khu vực bị tổn thương 10 – 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày, chỉ sau 1 tuần sử dụng triệu chứng viêm kẽ mô quanh móng tay sẽ thuyên giảm đáng kể.

Chữa đinh đầu rắn: Lấy vài lá cây thông thiên đem giã nát và đắp lên vùng da bị đinh đầu rắn. Sau thời gian sử dụng triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm dần.

Ngoài ứng dụng trong y học, các hoạt chất có trong thông thiên còn được dùng làm thuốc trừ sâu bọ. Cách làm dễ dàng, các bạn chỉ cần giã nát hạt hoặc lá cây sau đó ngâm với nước và hòa tan thêm một lượng xà phòng bằng hạt. Sau đó phun lên vùng sâu bọ ẩn nấp. Tùy thuộc vào số lượng bọ mà pha lượng thuốc phù hợp.

(Tổng hợp) Tác dụng chữa bệnh từ cây thông thiên 3

Lưu ý

Những đối tượng không nên dùng cây thông thiên là trẻ em: Hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể trẻ thường rất yếu. Do đó, chỉ cần một lượng nhỏ dược liệu từ thông thiên có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc và gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Phụ nữ có thai: Chất độc chứa trong thông thiên có thể nhiễm vào thai và gây ngộ độc. Chưa kể đến, chúng có thể làm tăng co bóp ở tử cung dẫn đến sẩy thai.

Phụ nữ đang cho con bú: Độc tố từ dược liệu có thể ngấm vào sữa mẹ và truyền sang con khi mẹ cho con bú. Do đó, khi đang cho con bú sữa mẹ, chị em không nên dùng thuốc sắc từ thông thiên để điều trị bệnh nhằm tránh trường hợp độc tính trong thuốc gây ngộ độc, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Người có cơ địa dị ứng: Một số trường hợp nhạy cảm với các thành phần hóa chất chứa trong cây thông thiên không nên sử dụng dược liệu này để trị bệnh. Bởi chúng có thể làm tăng phản ứng dị ứng gây ảnh hưởng tiêu cực đến súc khỏe. Chưa kể đến trường hợp dị ứng nặng có thể đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, người có tiền sử dị ứng với các loại thảo dược khác cũng không nên dùng để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe.

Các dược chất chứa trong thông thiên nếu sử dụng sai cách hoặc dùng quá liều có thể gây nên các tác dụng phụ sau đây: Lở loét miệng, tê cóng, buồn nôn hoặc nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, buồn ngủ, co giật, hôn mê, loạn nhịp tim, rối loạn thị giác, dị ứng da, bao gồm tình trạng phồng rộp da, mủ vấy vào mắt có thể làm tổn thương giác mạc. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà chất độc của thông thiên có thể gây nên những biểu hiện khác nhau.

Toàn bộ cây thông thiên đều chứa chất độc, nếu sử dụng với liều lượng cao có thể gây ngộ độc. Do đó, khi dùng dược liệu này chữa bệnh, bạn nên hết sức lưu ý. Tốt nhất nên tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng đã được thầy thuốc chỉ định trước đó. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.