Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

18 bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa bệnh thủy đậu hiệu quả tại nhà

Như Ý - 08:07, 03/04/2024

Thủy đậu còn gọi là bỏng rạ, trái ra...là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra chủ yếu ở các bệnh nhi, người lớn ít mắc. Khi bị nhiễm bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc Tây y và một số biện pháp phòng chống thì nhiều người thường áp dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu. Sau đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh thủy đậu hiệu quả tại nhà mời các bạn tham khảo.

Rau kinh giới là một loại rau thơm và cũng được sử dụng để làm thuốc vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Rau kinh giới là một loại rau thơm và cũng được sử dụng để làm thuốc vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bài 1: Các vị thuốc kim ngân, kinh giới, sài đất, thổ phục linh, mỗi loại khoảng 15-20g. Sắc uống đều đặn mỗi ngày một thang thuốc.

Bài 2: Các loại liên kiều, lá tre mỗi vị thuốc khoảng 8g; cát cánh, đạm đậu xị, mỗi vị 4g sắc cùng bạc hà, dành dành, cam thảo mỗi vị 2g, hành tăm 2 củ. Sắc uống đều đặn mỗi ngày một thang thuốc.

Bài 3: Lá tre với liều lượng 16g, lá dâu 12g; Kim ngân, rễ sậy mỗi thứ 10g; cam thảo, kinh giới, cúc hoa mỗi vị 8g, bạc hà 6g. Sắc uống đều đặn mỗi ngày một thang thuốc.

Bài 4: Cam thảo dây, kim ngân, vỏ đậu xanh, sinh địa mỗi vị 12g; lá tre 10g; hoàng đằng, rễ sậy, mỗi vị 8g. Sắc uống đều đặn mỗi ngày một thang thuốc.

Bài 5: Mã đề 12g; Hoạt thạch, ngưu bàng tử, liên kiều mỗi vị 8g; Hoàng cầm, xích thược, chi tử, sài hồ, mộc thông, mỗi vị 6g; Phong phong, kinh giới, cam thảo, đương quy, mỗi vị 4g, thuyền thoái 2g. Sắc uống đều đặn mỗi ngày một thang thuốc.

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, hoa và lá bồ công anh chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, vitamin A, C... nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, hoa và lá bồ công anh chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, vitamin A, C... nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Bài 6: Bồ công anh 16g; kim ngân, sinh địa, mỗi vị 12g; liên kiều, xích thược, chi tử sao mỗi loại 8 g. Sắc uống đều đặn mỗi ngày một thang thuốc. Nếu người bệnh thủy đậu có thêm triệu chứng viêm họng, có thể kết hợp thêm xạ can 4 g, sơn đậu căn 8 g, khát nước, khô miệng sắc thêm rễ qua lâu, sa sâm, mạch môn, mỗi thứ khoảng 8-12 g.

Bài 7: (Phương thuốc dùng ngoài da): Nấu lá chàm hay bột chàm hoặc dùng rau sam, lá thuốc bỏng, xuyên tâm liên, giã nát thành nước rồi dùng bông tăm chấm lên từng nốt mụn nước.

Lưu ý: nên thao tác nhẹ nhàng tránh để vỡ các nốt mụn nước gây nhiễm trùng da.

Bài 8: Hoa kim ngân 15g, cam thảo đất 10g, hai thứ rửa sạch cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 2 ngày liền khi mới mắc bệnh.

Bài 9: Kinh giới 5g, đậu xanh 50g, dẻ xương sườn lợn 100g, mắm muối vừa đủ. Dẻ xương sườn lợn rửa sạch chặt miếng vừa ướp mắm muối 30 phút, cho vào nồi thêm 400ml nước đun nhừ sườn. Đậu xanh vỡ đôi cả vỏ cho vào nồi sườn ninh tiếp. Kinh giới rửa sạch thái nhỏ, khi canh chín cho vào đảo đều, canh sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn 2 ngày liền lúc thủy đậu bắt đầu mọc.

Bài 10: Kinh giới 8g, lá dâu 12g, cam thảo đất 8g, rễ cây sậy 10g, lá tre 16g, hoa cúc 8g, bạc hà 6g, ngân hoa 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

(Tổng hợp) 18 bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa bệnh thủy đậu hiệu quả tại nhà 2

Bài 11: Lá dâu non 20g, đậu xanh 20g, đậu đen 20g, gạo tẻ 50g, đường phèn 20g. Đậu xanh, đậu đen, gạo đều xay thành bột mịn, cho vào nồi thêm 300ml nước quấy đều trên lửa nhỏ. Lá dâu non rửa sạch, thái nhỏ. Khi cháo chín cho lá dâu, đường phèn vào đảo đều, cháo sôi lại là được, chia 2 lần ăn trong ngày. Trẻ ăn liền 3 ngày trong thời kỳ thủy đậu bay.

Bài 12: Dùng lá tiết dê 20g, lá bạc thau 8g, lá rau bát 15g, lá bồ ngót 20g, lá quỳnh châu 10g, lá đào tiên 5g, lá diếp cá 20g, lá mặt trăng 10g, bông mã đề 15g, lá dâm bụt 5g, rau má 20g. Tất cả rửa sạch rồi vò trong một lít nước, đun sôi nước đó lên, lọc bã, để nguội dùng làm nước uống, bã xoa khắp người. Mỗi ngày dùng một thang trong 3-4 ngày liên tục.​

Bài 13: Nếu nốt đậu nhiều, vỡ loét không đóng vảy được dùng hoàng liên 8g, hoàng cầm 6g, hoàng bá 12g, chi tử 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 14: Trường hợp nốt đậu mọc nhiều, vỡ loét, ngứa ngáy dùng mộc thông 3g, sinh địa hoàng 6g, hoạt thạch 4g, rễ chàm mèo 6g, liên kiều 5g, chi tử sao 5g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 15: Trường hợp nốt đậu đỏ tươi, xuất hiện nhiều ở ngực, bụng rất ngứa, sốt cao, khát nước, phiền toái, bứt rứt, ăn không ngon, mệt mỏi, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện khó, dùng bồ công anh 6g, địa đinh thảo 6g, hoàng cầm 5g, bạc hà 3g, mộc thông 3g, cam thảo 3g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, vỏ chi tử sao 3g, thuyền thoái 3g, hoạt thạch 10. Sắc cho trẻ uống ngày một thang chia 2-3 lần.

Kim ngân hoa là một loại dược liệu Đông y rất quý cho sức khỏe
Kim ngân hoa là một loại dược liệu Đông y rất quý cho sức khỏe

Bài 16: Trẻ mới mắc phát sốt, nốt đậu dịch trong suốt, xung quanh sắc nhạt, đỏ, bệnh do phong nhiệt thấp độc uất lại ở phế vệ cơ biểu dùng bạch vi 9g, thuyền thoái 3g, đạm đậu xị 5g, kim ngân hoa 6g, địa đinh thảo 6g, tang diệp 5g, bạc hà 1g, sơn chi vỏ 2g, liên kiều 6g, sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần cho trẻ khoảng 3 tuổi. Nếu nốt đậu có nước đục xung quanh màu đỏ tía cần lương huyết, giải độc gia bản lam căn 6g, bồ công anh 6g, sinh địa 6g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 17: Dùng liên kiều 6g, đương quy 8g, xích thược 6g, phòng phong 6g, ngưu bàng 4g, thuyền thoái 3g, mộc thông 3g, hoạt thạch 8g, cù mạch 6g, kinh giới 8g, sài hồ 6g, hoàng cầm 6g, sơn chi 3g, thạnh cao 6g, xa tiền tử 4g, đăng tâm 6g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.

Bài 18: Trường hợp trẻ sốt nhiều, nôn mửa, khát nước, buồn bực, dùng bài Khoan trung thấu độc ẩm: Cát căn 12g, tiền hồ 12g, cát cánh 12g, thanh bì 8g, chỉ xác 6g, thuyền thoái 8g, kinh giới 8g, sơn tra 8g, liên kiều 8g, mạch nha 8g. Sắc uống ngày một thang.

Ngoài ra, đối với các bệnh nhi khi mắc bệnh thủy đậu, trong quá trình chăm sóc cha mẹ nên sử dụng những cây thuốc nam sau để pha với nước tắm cho bé như:

Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất kháng viêm và kháng khuẩn, giúp giảm ngứa các nốt mụn thủy đậu, cũng như hỗ trợ quá trình lành da sau khi vết thủy đậu vỡ ra.

(Tổng hợp) 18 bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa bệnh thủy đậu hiệu quả tại nhà 4

Lá khế thường được dùng để điều trị dị ứng da và nổi mẩn, cũng như thủy đậu. Loại lá này có vị chát, tính mát và khả năng kháng khuẩn, giúp giảm ngứa và thúc đẩy quá trình lành vết thủy đậu.

Lá lốt chứa nhiều hoạt chất như flavonoid, alkaloid, beta-caryophyllene, giúp phục hồi da nhanh chóng, kháng viêm và diệt khuẩn hiệu quả. Việc tắm nước lá lốt có thể giảm ngứa, cấp ẩm cho da, loại bỏ độc tố, và củng cố hệ miễn dịch cho bé.

Lá mướp đắng có vị đắng, tính mát, và tác dụng tiêu viêm, giúp giảm mụn thủy đậu hiệu quả. Nước tắm lá mướp đắng không chỉ giảm ngứa và viêm, mà còn giúp da bé trở nên mịn màng hơn.

Lá chè xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, tannin, và vitamin, giúp làm dịu và nhanh lành các vết thủy đậu đã vỡ trên da bé.

Lưu ý

Bệnh nhân thủy đậu cần được cách ly để tránh lây lan ra diện rộng.

Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh chà xát trên da làm vỡ nốt đậu, cắt ngắn móng tay tránh trường hợp khi gãi làm trầy xước da đề phòng nhiễm khuẩn, vi khuẩn xâm nhập tại nốt đậu vào cơ thể.

Thường xuyên thay quần áo, tiệt khuẩn, giặt riêng, phơi nắng hoặc sấy khô. Nếu có biến chứng nhiễm khuẩn, hoặc các dấu hiệu bất thường cần đến bệnh viện ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.