Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cách chữa viêm lợi bằng cây lá trong vườn nhà

Như Ý - 17:18, 16/04/2024

Viêm lợi là một trong những bệnh lý răng miệng làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của mỗi người. Đây là bệnh dễ chữa, ít nguy hiểm, tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị hoặc điều trị không kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng như tiêu lợi, rụng răng, viêm tủy,... Làm sao để điều trị hiệu quả và nhanh chóng, mời các bạn cùng tìm hiểu một số bài thuốc dân gian chữa viêm lợi từ cây lá trong vườn nhà sau đây nhé.

(Tổng hợp) Cách chữa viêm lợi bằng cây lá trong vườn nhà

Nguyên nhân viêm lợi

Viêm lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm lợi thường gặp:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc lười vệ sinh là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm lợi. Ăn nhiều đồ cay nóng có thể làm kích thích viêm lợi.

Hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ viêm lợi do ảnh hưởng đến sức khỏe nướu và hệ miễn dịch.

Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh thường có thay đổi nội tiết tố, điều này có thể làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn và gây viêm lợi.

Một số bệnh như đái tháo đường, ung thư hay tác dụng phụ của thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và gây viêm lợi.

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi

Một số dấu hiệu phổ biến giúp nhận biết viêm lợi như: Lợi sưng và mất săn chắc, lợi tụt, lợi dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

Lợi thay đổi màu sắc, từ hồng hào đến nâu sẫm đỏ, thường xuyên bị viêm loét miệng, hơi thở có mùi hôi, có cảm giác đau khi nhai.

(Tổng hợp) Cách chữa viêm lợi bằng cây lá trong vườn nhà 1

Bài thuốc chữa viêm lợi bằng cây lá trong vườn nhà

Hương nhu tía: Theo khoa học, tinh dầu từ lá hương nhu chứa các hoạt chất có lợi như: Etanol, Canxi, Vitamin, Chloroform… Có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và hỗ trợ tái tạo tế bào tổn thương hiệu quả. Đồng thời làm sạch khoang miệng và giảm đau khi bị viêm nướu.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm lá hương nhu tía tươi, rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo. Đun sôi phần lá này với khoảng 300ml nước. Dùng nước hương nhu tía để súc miệng 2- 3 lần mỗi ngày.

Lá lốt: Trong lá lốt chứa các thành phần như: Bezylacetat, Beta Caryophylen,… giúp kháng viêm, giảm sưng và hạn chế dần biểu hiện đau nhức chân răng.

Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá lốt 20 chiếc, 1 thìa cà phê muối trắng, 100ml nước đun sôi để ấm, máy xay sinh tố, tăm bông, rây lọc. Đem lá lốt đem rửa sạch, ngâm trong nước muối đã pha loãng khoảng 5-10 phút. Thải nhỏ lá lốt, sau đó cho vào máy xay và nghiền thật nhuyễn. Trộn lẫn với lá lốt đã nghiền 1 thìa cà phê muối trắng và 100ml nước. Sau đó, xay nhuyễn rồi đổ ra rây lọc để lấy phần nước lá lốt nguyên chất. Súc miệng bằng nước ép lá lốt nguyên chất từ 3-4 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Lá bạc hà có mùi thơm, tính ấm và có vị cay. Bên cạnh đó, trong thành phần của bạc hà chứa hoạt chất giúp sát khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhức cực hiệu quả.

Cách thực hiện: Rửa sạch 30g lá bạc hà, giã nát rồi vắt lấy phần nước cốt. Lấy phần nước cốt pha với 50ml nước ấm, rồi cho thêm 1 thìa cà phê muối trắng vào, khuấy đều cho hỗn hợp tan ra. Dùng hỗn hợp trên súc miệng, chú ý giữ trong miệng khoảng 5 phút thì nhả ra. Tiếp theo, súc miệng bằng nước lọc. Nên áp dụng 2 lần/ngày để nhanh chóng loại bỏ các vi khuẩn gây ra viêm nhiễm.

(Tổng hợp) Cách chữa viêm lợi bằng cây lá trong vườn nhà 2

Cỏ mực: Theo Y học cổ truyền, cỏ mực là thảo dược có vị chua thanh và tính mát, được sử dụng để điều trị các tổn thương do viêm nhiễm gây ra. Sử dụng cỏ mực giúp làm dịu cơn đau do viêm nướu, đồng thời ngăn chặn lở loét lan sang các khu vực xung quanh.

Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá cỏ mực rửa sạch, để ráo nước, 1 thìa mật ong. Cho cỏ mực vào máy xay để xay nhuyễn. Nếu không có máy xay, bạn có thể cho vào cối để giã. Lọc lấy phần nước cốt cỏ mực, cho vào đó 1 thìa mật ong. Dùng hỗn hợp này để bôi lên vùng nướu răng đang bị tổn thương 2-3 lần mỗi ngày.

Lá ổi: Lá ổi có chứa thành phần axit gallic, phenol, vitamin C,… giúp kháng viêm, tiêu diệt các mảng bám gây hại trên răng, bảo vệ nướu.

Cách thực hiện: Lấy 5 lá ổi, rửa sạch, ngâm với nước muối trong thời gian từ 5-10 phút. Sau đó bỏ ra, để ráo nước. Lấy lá ổi nhai trong miệng, chú ý giữ ở vị trí bị viêm khoảng 3-5 phút. Cuối cùng, nhổ bỏ và dùng nước sạch súc miệng lại. Thực hiện 1-2 lần/ngày.

Lá lô hội: Chất chlorhexidine tự nhiên có trong lô hội có khả năng loại bỏ các mảng bám.

Cách thực hiện: Chuẩn bị một số lá lô hội đã được làm sạch. Sau đó cắt bỏ phần lá bên ngoài để lấy phần gel bên trong. Đặt gel lô hội này trong miệng và ngậm trực tiếp trong khoảng 30 – 45 giây. Súc miệng kỹ để loại bỏ lô hội bằng nước sạch sau đó.

(Tổng hợp) Cách chữa viêm lợi bằng cây lá trong vườn nhà 3

Cây lược vàng: Trong thành phần của lá cây lược vàng chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe răng miệng như: Axit béo, Vitamin, Flavonoid,… Đây là các chất có tác dụng giảm các triệu chứng do viêm nướu răng gây ra. Đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 4-5 lá cây lược vàng, rửa sạch với nước muối pha loãng. Dùng dao hoặc kéo cắt lá thành các sợi nhỏ. Hãm phần lá này với nước sôi. Sau đó lọc lấy phần nước này để nguội. Dùng nước này để uống hằng ngày như một loại trà, trước khi nuốt nên ngậm trong miệng khoảng 1 phút.

Rau sam: Rau sam có tính mát, vừa làm thực phẩm vừa có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng khá tốt.

Cách thực hiện: Rau sam tươi có thể sử dụng nấu canh ăn hằng ngày, dùng cho đến khi không còn hiện tượng sưng nướu nữa là được.

Hoa cúc: Hoa cúc có công dụng rất đặc biệt đó là làm mát và thanh nhiệt cho cơ thể con người. Vậy nên, dùng hoa cúc giã nát để đắp hoặc lấy nước cốt thoa lên vùng lợi bị viêm sẽ giúp làm dịu nhẹ vùng nướu bị đau.

Cách thực hiện: Hái một nắm hoa cúc tươi, giã nát và vắt lấy nước này để uống. Sử dụng thường xuyên trong 1 tháng, ngày từ 2 – 3 lần, hoặc pha thành trà hoa cúc loãng uống thay nước hàng ngày, vừa thanh lọc cơ thể, giảm nóng trong và tiêu sưng nhức lợi hiệu quả.

(Tổng hợp) Cách chữa viêm lợi bằng cây lá trong vườn nhà 4

Quả chanh: Chanh là một nguyên liệu quen thuộc với tính năng sát khuẩn và kháng viêm lại vừa tự nhiên vừa dễ kiếm. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong chanh cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Cách thực hiện: Để đối phó với viêm lợi, bạn có thể sử dụng một hỗn hợp bao gồm nước cốt chanh pha với một ít muối. Sau đó thoa hỗn hợp lên vùng chân răng bị viêm. Hãy giữ hỗn hợp này trên vùng lợi trong vài phút để cho nó thấm vào và sau đó súc miệng với nước sạch.

Quả cau: Người xưa đã truyền lại bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng từ quả cau giúp sát khuẩn, kháng viêm, làm lành vết loét và giúp răng luôn chắc khỏe. Bởi trong quả cau có chứa nhiều thành phần thanh trùng, tiêu diệt các vi khuẩn, đồng thời có tính ẩm và vị chát.

Cách thực hiện: Lấy dao gọt bỏ phần vỏ xanh của quả cau đi. Sau đó, gọt tiếp phần cùi trắng cho tới phần hạt. Hạt thái làm đôi hoặc làm bốn. Cho cùi trắng và hạt cau cùng rượu vào 1 cái chai, để trong khoảng 1 tháng. Khi hỗn hợp có màu cánh gián thì đem ra dùng.

Ngậm vào trước khi đi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy từ 10-15 phút, rồi nhổ đi. Để 1 lúc cho rượu cau ngấm vào vết viêm rồi mới ăn uống hoặc súc miệng.

(Tổng hợp) Cách chữa viêm lợi bằng cây lá trong vườn nhà 5

Củ gừng: Sử dụng củ gừng tươi đắp trực tiếp lên vùng bị viêm là phương pháp dân gian được nhiều người lưu truyền từ xưa. Bởi theo Đông y, gừng có tính ấm, vị hơi cay, có tác dụng kháng viêm, giảm đau cực kỳ hiệu quả. Dùng gừng chữa viêm chân răng giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây hại và thuyên giảm đau nhức do viêm gây ra.

Cách thực hiện: Củ gừng tươi mua về đem rửa sạch, cạo hết vỏ và đập dập. Tiếp theo, dùng gừng đã đập dập đắp lên vùng bị viêm và giữ nguyên trong thời gian từ 15-20 phút. Nên thực hiện từ 3-4 lần/ngày để thấy viêm chân răng thuyên giảm nhanh chóng.

Tỏi: Trong tỏi có chứa thành phần allicin, khi oxy hóa, chất này chuyển thành allicin. Đây là chất có công dụng làm tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt.

Cách thực hiện: Tỏi 10 củ, bình thủy tinh, rượu trắng 500ml.

Dùng 10 củ tỏi đã bóc vỏ, cho vào bình thủy tinh. Sau đó, đổ 500ml rượu sao cho ngập bề mặt tỏi rồi đậy kín. Để ngâm hỗn hợp trên trong thời gian từ 15-20 ngày.

Lấy 1-2 thìa cà phê tỏi ngâm rượu ngậm, súc miệng trong thời gian từ 1-3 phút.

Duy trì từ 1-2 lần trong ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.

(Tổng hợp) Cách chữa viêm lợi bằng cây lá trong vườn nhà 6

Củ nghệ: Chất Curcumin – hoạt chất màu vàng trong tinh bột nghệ có tác dụng kháng viêm, chống loét, chống oxy hóa và tăng cường hồi phục các biểu hiện đau nhức do viêm chân răng gây ra. Do đó, tinh bột nghệ còn giúp chữa viêm chân răng cực kỳ đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà.

Cách thực hiện: Lấy 2 thìa cà phê tinh bột nghệ pha với 100ml nước lọc thành hỗn hợp đặc sệt như kem đánh răng. Dùng hỗn hợp trên để đánh răng hàng ngày, thay thế cho kem đánh răng. Dùng đều đặn 2 lần/ngày để thấy được hiệu quả tốt nhất.

Củ sả: Súc miệng bằng tinh dầu sả được xem là một biện pháp tự nhiên có thể giúp cải thiện các vấn đề về răng miệng bao gồm viêm lợi, hôi miệng và sâu răng. Tinh dầu sả có chứa citral có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm trong khoang miệng.

Cách thực hiện: Chiết xuất tinh dầu từ xả, pha loãng 2 - 3 giọt tinh dầu sả với nước, sau đó dùng để súc miệng 3 - 4 lần một ngày.

(Tổng hợp) Cách chữa viêm lợi bằng cây lá trong vườn nhà 7

Lưu ý

Các bài thuốc từ cây lá trong vườn nhà được đánh giá là khá lành tính. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt với người có cơ địa mẫn cảm thì tuyệt đối không tự ý sử dụng tại nhà.

Hiệu quả từ các bài thuốc trong vườn nhà chữa viêm lợi thường khá chậm, vì vậy bạn cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.

Song song với điều trị, người bệnh cần chăm sóc răng miệng đúng cách để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đi khám răng định kỳ ít nhất là 6 tháng một lần tại bệnh viện/ phòng khám nha khoa uy tín, điều này giúp bạn biết rõ tình trạng sức khỏe của nướu.

Đảm bảo rằng bạn cung cấp cho cơ thể đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết.

Khi chải răng, hãy làm điều đó nhẹ nhàng, đặc biệt khi lợi bị sưng tấy và chảy máu. Hãy đánh răng ít nhất 2-3 lần mỗi ngày, đều đặn để loại bỏ mảng bám trên răng.

Sau khi ăn, hãy sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám dính trên răng.

Sử dụng nước súc miệng để giúp làm hơi thở tươi mát và răng nướu sạch sẽ hơn.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.