Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Các điểm đến của Hà Nội sẵn sàng đón khách trở lại

PV - 20:05, 19/10/2021

Các đơn vị hoạt động du lịch từ lữ hành, lưu trú, vận chuyển… tại Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ khách trở lại với các sản phẩm chất lượng, mới mẻ, hấp dẫn.

Làng cổ Đường Lâm luôn là điểm đến ưa thích của du khách - Ảnh: VGP/Việt Hà
Làng cổ Đường Lâm luôn là điểm đến ưa thích của du khách - Ảnh: VGP/Việt Hà

Ông Nguyễn Đăng Thạo, Trưởng Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm cho biết, những năm qua, Đường Lâm luôn là điểm đến ưa thích của du khách. Sau mùa dịch, nhu cầu du lịch trải nghiệm, dã ngoại ngắn ngày đang là xu thế, vì vậy đơn vị đã xây dựng phương án khởi động lại hoạt động du lịch tại Làng cổ để sớm thu hút khách du lịch trở lại.

“Mục tiêu của chúng tôi là tập trung phát triển du lịch nội địa; phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn trên cơ sở bảo đảm an toàn tối đa cho du khách và những người hoạt động trong ngành du lịch”, ông Thạo nói.

Thời gian vừa qua, Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm tập trung ưu tiên nâng cao chất lượng điểm đến du lịch văn hóa, di sản làng cổ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời, mở rộng hướng phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch chăm sóc sức khỏe, liên kết xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn, có tính chuyên biệt nhằm tạo những trải nghiệm mới, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch trong tình hình mới.

Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch, đơn vị cũng tăng cường chuẩn bị các biện pháp phòng, chống dịch khi mở cửa đón khách trở lại như chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị vật tư y tế, khử khuẩn toàn bộ điểm tham quan, các điểm nhà cổ, các nhà hàng, cơ sở homestay; yêu cầu nhân viên thực hiện quy trình hướng dẫn khách phòng, chống dịch…

Tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, để chuẩn bị cơ sở vật chất và các biện pháp phòng chống dịch khi mở cửa lại đón khách tham quan, Ban Quản lý Di tích đã xây dựng kế hoạch và triển khai tập huấn các phương án phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đến nay, toàn bộ cán bộ, nhân viên đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; thực hiện phun khử khuẩn toàn bộ Di tích sau khi có thông báo được phép đón khách trở lại.

Đơn vị cũng đã trang bị đầy đủ thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác phòng, chống dịch như máy đo thân nhiệt, sát khuẩn tự động để ở vị trí cổng ra vào Di tích; trang bị đầy đủ kính chắn giọt bắn cho nhân viên, cồn y tế sát khuẩn, găng tay, khẩu trang…; dán mã QR tại quầy vé, bàn ngay cổng vào Di tích và một số vị trí thuận tiện để khách tham quan thực hiện khai báo y tế và bảo đảm giãn cách.

Tại khu Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Di tích cho biết, trong thời gian qua, đơn vị vẫn tiếp tục duy trì cảnh quan xanh, sạch, đẹp; tổng vệ sinh các khu vực của di tích để sẵn sàng đón khách. Thời gian tới, nếu được phê duyệt, Văn Miếu sẽ có trưng bày tái hiện lại một số hoạt động liên quan đến trường Quốc Tử Giám xưa; thực hiện chương trình tham quan buổi tối dựa trên nền tảng công nghệ; tổ chức dự án Không gian văn hóa Quốc Tử Giám để quảng bá, giới thiệu giá trị của di tích, tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục hướng tới các bạn trẻ…

Đơn vị cũng chuẩn bị các điều kiện để bảo đảm an toàn cho người lao động, khách tham quan khi mở cửa như tiêm vaccine cho 100% cán bộ, người lao động, các điều kiện để bảo đảm 5K như khẩu trang, nước sát khuẩn, đo thân niệt, khai báo y tế sử dụng mã QR…

Còn tại Bát Tràng, Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh với 16 đời làm nghề tại làng gốm Bát Tràng phối hợp với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội đã xây dựng Trung tâm “Tinh hoa làng nghề Việt” nằm ngay tại cửa ngõ làng Bát Tràng cổ trên diện tích 3.300 m2 sàn, xây dựng 5 tầng với tổng vốn đầu tư trên 130 tỷ đồng.

Trung tâm trưng bày các sản phẩm làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, không chỉ là nơi lưu giữ văn hóa của làng gốm Bát Tràng mà còn là nơi để du khách tham quan, chiêm ngưỡng những tác phẩm giá trị. Đây được cho là điểm đến mới lạ, sẽ thu hút đông đảo du khách. Từ Trung tâm này, du khách sẽ di chuyển bằng xe điện vào thăm làng gốm cổ Bát Tràng, thăm nhà các nghệ nhân, nghe những câu chuyện dân gian của một làng gốm cổ có thương hiệu ngàn năm…

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, các đơn vị hoạt động du lịch từ lữ hành, lưu trú, vận chuyển, điểm đến… đều đã sẵn sàng và có sẵn sản phẩm chất lượng, an toàn, phục vụ du khách quay trở lại.

“Trong quá trình phát triển các sản phẩm du lịch mới, ngành du lịch Hà Nội tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với các địa phương; chú trọng tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch và điểm đến Hà Nội trong thời gian tới”, ông Hiếu nhấn mạnh./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.