Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Nội với đồng bằng sông Cửu Long: Tăng cường hợp tác du lịch

PV - 15:54, 28/06/2018

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa Hà Nội với các địa phương, Hà Nội đã triển khai Chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 giữa Sở Du lịch Hà Nội và các tỉnh, TP vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Toàn cảnh buổi tọa đàm. Toàn cảnh buổi tọa đàm.

 

Chương trình phối hợp này đang từng bước phát huy tối đa sức sáng tạo, chủ động của các cơ quan quản lý, các DN, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch; nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi bên, đề cao sự hợp tác, tăng cường trao đổi thông tin trong giải quyết công việc quản lý nhà nước về du lịch giữa các địa phương.

Với 5.175 di tích, văn hóa lịch sử, trong đó có 1.050 di tích được xếp hạng quốc gia, nhiều di sản đã được UNESCO công nhận như: Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Lễ hội Gióng... Hơn 1.300 làng nghề và có nhiều làng nghề nổi tiếng: Lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, thêu Quất Động... cùng địa thế núi non, sông hồ đa dạng và nhiều hồ nước nổi tiếng: Hồ Gươm, Hồ Tây, Suối Hai... Du lịch Hà Nội đã khẳng định vai trò, vị trí là một ngành kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định và được thế giới đánh giá cao: Một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á, điểm đến hấp dẫn thứ 8 thế giới...

Trong khi đó, ĐBSCL có hệ thống tài nguyên du lịch tương đối phong phú và mang tính đặc thù, có nét độc đáo riêng gắn với sông nước, miệt vườn, chợ nổi… Đồng thời, khu vực này là nơi giao thoa về văn hóa giữa các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm nên sở hữu khối tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc.

Tại buổi Tọa đàm Liên kết hợp tác phát triển du lịch Hà Nội-An Giang-Cần Thơ-Kiên Giang-Cà Mau-Bạc Liêu-Sóc Trăng-Hậu Giang diễn ra ngày 22/6 ở Hà Nội vừa qua đã mở ra nhiều hướng liên kết, hợp tác giữa các DN du lịch Hà Nội và 7 địa phương vùng ĐBSCL. Tại đây, nhiều doanh nghiệp, đơn vị lữ hành đã thông tin về tình hình hoạt động cũng như quảng bá, giới thiệu về các điểm du lịch của Hà Nội, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang. Từ đó, đã mở ra nhiều hướng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch Hà Nội và 7 địa phương vùng ĐBSCL. Thông qua chương trình, tới đây hứa hẹn sẽ có nhiều hợp đồng du lịch được ký kết, góp phần thúc đẩy lượng du khách tới các địa phương.

Các tỉnh miền Tây Nam bộ giới thiệu đặc sản, hàng hóa với doanh nghiệp và người tiêu dùng Thủ đô. Các tỉnh miền Tây Nam bộ giới thiệu đặc sản, hàng hóa với doanh nghiệp và người tiêu dùng Thủ đô.

 

Ông Phạm Thế Triều, Phó Giám đốc Sở VHTTDL An Giang, Phó Chủ tịch HHDL ĐBSCL chia sẻ: “Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống tài nguyên du lịch tương đối phong phú và mang tính đặc thù, có nét độc đáo riêng gắn với sông nước, miệt vườn, chợ nổi… Đồng thời, khu vực này là nơi giao thoa về văn hóa giữa các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm nên sở hữu khối tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc. Xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, cho nên, thời gian qua, các tỉnh ÐBSCL tăng cường đầu tư cho du lịch trên nhiều mặt, số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đã tăng lên đáng kể. Từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều điểm đến trong vùng luôn đông khách, là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển du lịch nơi đây…”, ông Triều thông tin.

Với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước", thời gian qua, Hà Nội đã tích cực, chủ động hợp tác với các tỉnh, TP vùng ĐBSCL như: Phối hợp tổ chức nhiều đoàn khảo sát xây dựng sản phẩm, hợp tác kết nối tour, tuyến từ TP. Hà Nội với vùng đồng ĐBSCL. Đặc biệt, Hà Nội đã tham gia nhiều hội chợ thương mại, du lịch tại một số địa phương trong khu vực này như Cần Thơ, An Giang... Ngược lại, ngành Du lịch các tỉnh, TP vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng tham gia các hội chợ thường niên của TP Hà Nội gồm: Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội, Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống... Việc hợp tác đã phát huy hiệu quả với hàng chục nghìn lượt khách từ Hà Nội đến vùng ĐBSCL mỗi năm.

Hà Nội đã, và sẽ tiếp tục giúp các tỉnh, TP vùng ĐBSCL xác định lợi thế của mình, từ đó xây dựng sản phẩm du lịch hoàn chỉnh để giới thiệu tới người dân Hà Nội chung như du khách trong và ngoài nước tới Thủ đô. Từ đó, kéo du khách đến với vùng ĐBSCL. Hà Nội cũng sẽ hỗ trợ các địa phương vùng ĐBSCL trong quảng bá, xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực quản lý và phục vụ du lịch.

Duy Anh

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.