Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Cà Mau vận dụng hiệu quả nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 phát triển vùng đồng bào DTTS

Văn Hoa - 05:34, 01/12/2023

Mới đây, Đoàn đại biểu Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau ra thăm quan, học tập và gặp mặt Lãnh đạo Ủy ban dân tộc tại Thủ đô Hà Nội. Nhân dịp này, ông Nguyễn Thành Niệm, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Cà Mau đã dành cho Báo Dân tộc và Phát triển một cuộc phỏng vấn xoay quanh vấn đề về công tác dân tộc, kết quả triển khai thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ông Nguyễn Thành Niệm, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Cà Mau
Ông Nguyễn Thành Niệm, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Cà Mau

Ông có thể thông tin khái quát về đặc điểm, tình hình cuộc sống của Nhân dân vùng DTTS tỉnh Cà Mau hiện nay?

Tỉnh Cà Mau hiện hiện có 33 thành phần dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, với 307.255 hộ, trên 1,2 triệu người; trong đó, có 32 DTTS, với trên 12.000 hộ, gần 48.000 người; đồng bào DTTS đông nhất của tỉnh là dân tộc Khmer gần 10.000 hộ, khoảng 39.000 người; tiếp đến là dân tộc Hoa với gần 1.600 hộ, khoảng 7.000 người; còn lại là 30 DTTS khác với khoảng 432 hộ, trên 2.000 người.

Đồng bào DTTS sống tập trung nhiều tại khu vực nông thôn, với hơn 9.000 hộ, chiếm trên 76% tổng số hộ DTTS của tỉnh; trong đó, tập trung phần lớn tại địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo kết quả rà soát cuối năm 2022, hộ nghèo đồng bào DTTS vẫn còn là 1.042 hộ, chiếm 14,06% trong tổng số hộ nghèo toàn tỉnh và chiếm 8,66% trong tổng số hộ DTTS trên địa bàn. Giai đoạn 2021 - 2025, vùng DTTS tỉnh Cà Mau còn 05 xã khu vực III (trong đó, có 02 xã an toàn khu), 01 xã khu vực I và 43 ấp, khóm đặc biệt khó khăn nằm ngoài xã khu vực III.

Trong năm vừa qua, mặt dù đã gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức; tuy nhiên, UBND tỉnh cũng luôn dành sự quan tâm rất lớn đến công tác chỉ đạo đối với Ban Dân tộc, các sở, ngành tỉnh có liên quan và UBND các huyện, thành phố Cà Mau thực hiện khá tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc và tổ chức triển khai thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn.

Nhờ đó, tình hình sản xuất và đời sống Nhân dân vùng đồng bào DTTS tiếp tục được duy trì ổn định; công tác đảm bảo an sinh xã hội và nhiều chương trình, chính sách dân tộc trong vùng được các ngành và các địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và hiệu quả. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng DTTS cơ bản đã đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất và dân sinh trong vùng.

Cơ quan công tác Dân tộc các cấp đã xây dựng, tham mưu ban hành kịp thời các Kế hoạch và tổ chức thực hiện hoàn thành đối với các nhiệm vụ trọng tâm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành theo Chương trình công tác năm 2023 của UBND tỉnh; các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành Trung ương đúng theo yêu cầu và tiến độ đề ra. Các địa phương thụ hưởng chính sách đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện, để giải ngân dứt điểm nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương và vốn ngân sách tỉnh phân bổ thực hiện chính sách dân tộc hiện hành trên địa bàn vùng DTTS.

Tổ chức đầy đủ, kịp thời các hoạt động lễ, hội truyền thống và tết cổ truyền của đồng bào DTTS trên tinh thần vui tươi, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm (tết Nguyên tiêu, tết Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sene Đolta…).

Hệ thống chính trị cơ sở trong vùng DTTS được củng cố vững chắc và hoạt động có hiệu quả; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc.

Thông qua các hoạt động chăm lo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; đồng bào dân tộc ngày càng tin tưởng vào sự lãnh, chỉ đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành của Nhà nước, thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân đối với chính quyền và cộng đồng; nâng cao ý thức chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) với nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành cho vùng đồng bào DTTS. Đến nay, tỉnh Cà Mau đã khai thác cơ hội đó như thế nào, tiến độ ra sao, thưa ông?

 Chương trình MTQG 1719 được xem là chính sách tổng thể nhất đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Chỉ tiêu tổng thể thực hiện Chương trình được Thủ tướng Chính phủ giao đối với tỉnh Cà Mau là “Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS mỗi năm trên 2%; đến năm 2025 có ít nhất 40% số xã (tương đương 02 xã) và 51,2% số ấp, khóm (tương đương 22 ấp, khóm) ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn”.

Triển khai thực hiện Chương trình, Ban Dân tộc đã chủ trì, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo cụ thể hóa các chỉ tiêu nêu trên vào Kế hoạch thực hiện Chương trình 05 năm giai đoạn 2021-2025 và các Kế hoạch hằng năm; qua đó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan và UBND các huyện, thành phố Cà Mau triển khai tổ chức thực hiện.

Dự kiến nhu cầu vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2025, là 260 tỷ 737 triệu đồng; trong đó, vốn Trung ương hỗ trợ là 231 tỷ 633 triệu đồng và vốn đối ứng ngân sách tỉnh là 29 tỷ 104 triệu đồng (tương đương hơn 10% tổng vốn hỗ trợ của NSTW). Đến nay, tổng vốn ngân sách nhà nước đã bố trí là 128 tỷ 954 triệu đồng (bằng 49,46% nhu cầu vốn cả giai đoạn 2021 - 2025).

Ban đầu, việc triển khai và tổ chức thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh đã gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế chưa hoàn thiện và hệ thống văn bản hướng dẫn vẫn còn thiếu rất nhiều. Qua gần 02 năm tổ chức thực hiện Chương trình, với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương có liên quan, nhất là lãnh đạo Ủy ban Dân tộc; cùng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các ngành và địa phương trong tỉnh, đến nay cơ bản những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Chương trình đã từng bước được tháo gỡ.

Kết quả tổng hợp đến 20/11/2023, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện và giải ngân được 75 tỷ 321 triệu đồng, đạt tỷ lệ 58,4% tổng vốn được giao cho Chương trình. Riêng nguồn vốn phân bổ năm 2022 đã giải ngân trên 82%, tỉnh đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện để giải ngân hết nguồn vốn này trong năm 2023 theo quy định.

Ông có thể nêu cụ thể hơn một số kết quả từ việc tổ chức thực hiện các dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh?

Tính đến nay, tỉnh Cà Mau đã thực hiện hoàn thành việc hỗ trợ đất ở, nhà ở cho 263 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 209 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 306 hộ thụ hưởng, với kinh phí thực hiện đã giải ngân đối với các nội dung hỗ trợ là trên 14 tỷ đồng;

Song song là, toàn tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng được 74 công trình xây dựng mới và 78 công trình duy tu, bảo dưỡng (đã giải ngân gần 48 tỷ đồng). HIện nay đang tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 22 công trình và duy tu bảo dưỡng 20 công trình giao thông nông thôn vùng đồng bào DTTS, dự kiến hoàn thành trong năm 2023 và giải ngân thêm khoảng 09 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các địa phương thụ hưởng cũng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển sản xuất cộng đồng tại địa bàn 5 xã khu vực III và 43 ấp, khóm đặc biệt khó khăn vùng DTTS (kinh phí thực hiện trên 12 tỷ đồng).

Ngoài ra, tỉnh Cà Mau cũng đang vận dụng khá hiệu quả các nội dung hỗ trợ và nguồn lực từ Chương trình cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các phong tục, tập quán văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS trên địa bàn…

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.