Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ban Dân tộc - Bộ đội Biên phòng Cà Mau: Triển khai hiệu quả các hoạt động phối hợp thực hiện Chương trình MTQG 1719

Hạnh Nguyên - 21:58, 06/11/2023

Thời gian qua, chương trình phối hợp giữa Ban Dân tộc tỉnh (BDT) Cà Mau và Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh đang được hai đơn vị tích cực thực hiện, với nhiều nội dung hoạt động phối hợp hiệu quả. Kết quả nổi bật, là sự đồng thuận của Nhân dân trong thực hiện các chính sách dân tộc, các chương trình MTQG, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) gắn với công tác Biên phòng trong việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh khu vực biên giới (KVBG) biển trên địa bàn tỉnh.

Đồn Biên phòng Rạch Gốc (BĐBP cà Mau) tổ chức “Xuân Biên phòng ấm lòng dân biển” năm 2023 cho đồng bào ven biển thuộc địa bàn quản lý
Đồn Biên phòng Rạch Gốc (BĐBP Cà Mau) tổ chức “Xuân Biên phòng ấm lòng dân biển” năm 2023 cho đồng bào ven biển thuộc địa bàn quản lý

Phối hợp trên nhiều lĩnh vực hoạt động

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về “Vận động đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế - xã hội, tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” giai đoạn 2022 - 2025. Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cà Mau cũng đã xây dựng Chương trình phối hợp cho giai đoạn.

Theo ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng BDT tỉnh Cà Mau, phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn trước, hai đơn vị thống nhất xây chương trình phối hợp giữa Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và BDT trong trong giai đoạn 2022 - 2025, với một số nhiệm vụ trọng tâm là, tiếp tục thực hiện “Vận động đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế - xã hội; tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”; phát huy sức mạnh toàn dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ biên giới, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội. Đặc biệt, tập trung  thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 gắn với công tác Biên phòng trong việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh khu vực biên giới (KVBG) biển trên địa bàn tỉnh.

Song song đó là công tác phối hợp theo dõi, kiểm tra, giám sát giải quyết những bức xúc, nổi cộm trong đời sống đồng bào; hướng dẫn kịp thời những vấn đề liên quan đến công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống và vùng DTTS ở KVBG biển.

Chương trình“Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biên phòng” luôn được quan tâm triển khai thực hiện thường xuyên trên KVBG biển tỉnh Cà Mau
Chương trình“Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biên phòng” luôn được quan tâm triển khai thực hiện thường xuyên trên KVBG biển tỉnh Cà Mau

Trung tá Võ Minh Đương, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP tỉnh còn cho biết: Từ nội dung chương trình phối hợp, BĐBP tỉnh Cà Mau đã triển khai cụ thể từng phần việc trên địa bàn đơn vị đóng quân. Ngoài các hoạt động chính theo chương trình phối hợp đơn vị đã triển khai có hiệu các hoạt động thường niên như: “Ngày hội Biên phòng toàn dân”, “Xuân Biên phòng ấm lòng dân biển”, “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biên phòng”... , đã huy động nhiều nguồn lực, với tổng trị giá gần 2 tỷ đồng để thực hiện, thì  vào các dịp tết, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc, Tết trung thu, đơn vị đều tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên KVBG.

"Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cà Mau đã vận động và bàn giao được 03 căn nhà tại KVBG biển, trong đó 02 căn mái ấm cho người nghèo và 01 căn Nhà đồng đội, tổng trị giá 180 triệu đồng.

Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm

Đặc biệt, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cũng đã phối hợp hiệu quả với BDT trong việc tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới biển vững mạnh; tham mưu lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người DTTS ở cơ sở, phát triển đảng viên là người DTTS. 

Hộ gia đình ông Nguyễn Duy Luân, ngụ ấp Cái Cấm, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước được Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cà Mau vận động hỗ trợ xây nhà tình thương vào đầu tháng 11/2023
Hộ gia đình ông Nguyễn Duy Luân, ngụ ấp Cái Cấm, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước được Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cà Mau vận động hỗ trợ xây nhà tình thương vào đầu tháng 11/2023

Đại tá Nguyễn Quang Hà, Phó Chính uỷ BĐBP tỉnh Cà Mau cho biết: "Chúng tôi nhận định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng đối với chương trình phối hợp. Thực hiện tốt nhiệm vụ này, là tiền đề để phát triển nguồn lực có đủ năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong tình hình mới; có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ tham gia xây dựng các mô hình phát triển kinh tế - xã hội, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, triển khai Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” giai đoạn 2021 - 2025 và vận động, hướng dẫn đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới biển tích cực sản xuất, chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, định canh, định cư, ổn định cuộc sống”.

Ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau cho biết: cơ chế phối hợp giữa BDT và Ban chỉ huy BĐBP tỉnh Cà Mau thời gian qua, đã đạt được những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS. Hiện nay, hai đơn vị lực lượng cũng đang tham gia thực hiện các phong trào, chương trình, mô hình giúp dân đang phát huy có hiệu quả ở khu vực biên giới. Đặc biệt, hoạt động phối hợp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của địa phương trên các lĩnh vực, như  Chương trình MTQG 1719 đã từng bước mang lại những lợi ích thiết thực, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS. 

"Kết quả nổi bật là, nhận được sự đồng thuận của Nhân dân trong việc tranh thủ nguồn lực từ thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc đầu tư, hỗ trợ..., vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Theo kết quả rà soát cuối năm 2022, toàn tỉnh còn 7.407 hộ nghèo (chiếm 2,41%, giảm 0,73% so với năm 2021). Trong đó, hộ nghèo đồng bào DTTS giảm còn 1.042 hộ (chiếm 8,66%/tổng số hộ đồng bào DTTS toàn tỉnh)”, ông Trần Hoàng Nhỏ thông tin.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.