Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Ban hành Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS

Thúy Hồng - 14:53, 09/08/2023

Ngày 8/8, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa ký Quyết định 2441 ban hành Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến 2030. Chiến lược nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về biểu hiện của khuôn mẫu giới, định kiến giới và phân biệt đối xử về giới, tăng cường trách nhiệm lồng ghép giới, thực hiện bình đẳng giới cho các cơ quan, ban ngành thực hiện các dự án và tiểu dự án trong Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Chiến lược nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về biểu hiện của khuôn mẫu giới, định kiến giới và phân biệt đối xử về giới
Chiến lược nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về biểu hiện của khuôn mẫu giới, định kiến giới và phân biệt đối xử về giới

Mục tiêu tổng quát của chiến lược nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới (BĐG) cho người dân, cơ quan, tổ chức có liên quan; tăng cường trách nhiệm lồng ghép giới của các cơ quan, ban, ngành khi thực hiện các dự án và tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719); từng bước xóa bỏ các định kiến giới, khuôn mẫu giới trong thực hiện hoạt động kinh tế, vai trò chăm sóc và ra quyết định trong gia đình người DTTS; thúc đẩy phụ nữ DTTS tham gia các vị trí lãnh đạo; từng bước xóa bỏ các phong tục, tập quán có hại cho phụ nữ và trẻ em tại vùng DTTS và miền núi.

Chiến lược đã xác định 3 mục tiêu cơ bản. Cụ thể là: Nâng cao nhận thức về BĐG và tăng cường trách nhiệm lồng ghép giới cho các cơ quan, ban ngành trong thực hiện các dự án và tiểu dự án được giao thuộc Chương trình MTQG 1719; nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi về BĐG trong gia đình và cộng đồng; nâng cao nhận thức về các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em; từng bước xóa bỏ các tập tục có hại đối với sự phát triển của phụ nữ và trẻ em người DTTS.

Chỉ tiêu đến năm 2025 có khoảng 40.000 lãnh đạo và cán bộ của các sở ban ngành, cơ quan các cấp (tỉnh, huyện và xã) tham gia Chương trình MTQG 1719 có khả năng nhận biết và xác định các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em trong các lĩnh vực; nhận diện và đưa ra các giải pháp cụ thể cho các tập tục có hại cho sự phát triển của phụ nữ và trẻ em ở vùng DTTS. Ít nhất 90% nam giới, phụ nữ và trẻ em tham gia vào các tổ truyền thông cộng đồng, mô hình sinh kế, địa chỉ tin cậy và CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi trong Dự án 8 được nâng cao nhận thức, nhận diện được tác hại của các tập tục lạc hậu đối với sự phát triển của phụ nữ, trẻ em và cả cộng đồng; khoảng 7.200 phụ nữ người DTTS thiểu số được tham gia các cuộc đối thoại chính sách ở cấp xã và cụm thôn bản…

Đối tượng truyền thông gồm 2 nhóm chính: Nhóm đối tượng trực tiếp là người DTTS, bao gồm cả nam và nữ, trẻ em tại các địa bàn can thiệp của Dự án 8; các nhà lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của các cơ quan, ban ngành các cấp trong hệ thống chính trị tham gia thực hiện Chương trình MTQG 1719; trưởng thôn, bản, Người có uy tín trong cộng đồng.

Nội dung truyền thông chủ yếu gồm 2 nội dung chính là: Xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới và sự phân biệt đối xử về giới; tăng cường trách nhiệm của cộng đồng, các ngành, các cấp thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; tập trung truyền thông nâng cao nhận thức và vận động giải quyết một số vấn đề cấp thiết có tác động đến sự phát triển của phụ nữ, trẻ em DTT.

Thông điệp truyền thông gồm 6 nội dung chính là: Bình đẳng giới trong các hoạt động phát triển kinh tế - nặng hóa nhẹ, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS - vì một cộng đồng phát triển bền vững”; nam, nữ bình đẳng - thước đo của xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, phụ nữ DTTS tự tin làm chủ cuộc sống”…

Chiến lược sẽ được thực hiệnqua các kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp như: Thông qua tổ truyền thông cộng đồng; lồng ghép trong các cuộc họp tại thôn bản; Tổ chức các lớp tập huấn/hội thảo; các kênh truyền thông đại chúng…

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi của Dự án. Tuy nhiên, mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em DTTS tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm giải quyết có hệ thống thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.