Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bản đồ hiện trạng đất của vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước được hoàn tất

Như Lam - 15:30, 28/11/2020

Công ty CP Đường Quảng Ngãi đã phối hợp cùng Công ty Phân bón Việt Nhật (JVF) lập bản đồ hiện trạng dinh dưỡng trong đất trên vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước. Việc thành lập bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất, góp phần quan trọng để phát triển được vùng nguyên liệu hiệu quả và bền vững.

JVF lấy 205 mẫu đất trải dài trên 39 phường, xã trong 4 huyện, thị Đông Gia Lai với diện tích 81.064ha để phân tích.
JVF lấy 205 mẫu đất trải dài trên 39 phường, xã trong 4 huyện, thị Đông Gia Lai với diện tích 81.064ha để phân tích.

Bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất trên vùng nguyên liệu mía Đông Gia Lai, được ra đời từ việc hợp tác chiến lược giữa Công ty Phân bón Việt Nhật (JVF) và Cty CP Đường Quảng Ngãi (QNS), kết quả hợp tác đã được JVF chuyển giao cho QNS vào ngày 27/11.

Từ bản đồ hiện trạng này, Nhà máy Đường An Khê (Gia Lai), đơn vị trực thuộc QNS khuyến cáo nông dân sản xuất kinh doanh mía trên địa bàn vùng nguyên mía nằm trên 4 huyện, thị Đông Gia Lai: KBang, An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro sử dụng phân bón hợp lý để phát triển vùng nguyên liệu theo hướng bền vững, giảm giá thành, tăng hiệu quả kinh tế và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Đã 10 năm qua, năm nào JVF cũng lấy mẫu đất trên vùng nguyên liệu mía Đông Gia Lai để phân tích, thành lập bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất.

Các đồng ruộng mía ở Gia Lai đang phát triển tốt
Các đồng ruộng mía ở Gia Lai đang phát triển tốt

Theo ông Okazaki Satoshi, Tổng Giám đốc JVF, các mẫu đất được thu thập ở các vị trí khác nhau trên toàn vùng nguyên liệu thuộc 4 huyện, thị Đông Gia Lai. Mẫu đất được định vị bằng tọa độ GPS và được lấy trên mỗi ruộng mía có diện tích lớn hơn 1ha.

Tại mỗi ruộng, mẫu đất được lấy từ 3-5 hố, phân bố theo đường chéo để bảo đảm tính đại diện của mẫu. Tại mỗi hố, đất được lấy ở hai tầng có độ sâu từ 0-15cm và 15-30cm. Đất ở các hố ứng với mỗi tầng được trộn đều rồi trích lấy khoảng 1kg đất mỗi tầng, đóng gói và ghi nhãn để có được mẫu đất ở hai tầng khác nhau tại mỗi ruộng.

“Chúng tôi đã sử dụng 205 mẫu đất trải dài trên 39 phường, xã trong 4 huyện, thị Đông Gia Lai với diện tích 81.064ha, trong đó, diện tích vùng nguyên liệu mía của QNS khoảng 30.000ha. Mẫu đất sau khi đưa về phòng phân tích được loại bỏ rễ, đá sỏi và sấy khô với nhiệt độ rất thấp trong 48 giờ. Các mẫu đất được phân tích các chỉ tiêu: pH, dung tích hấp thu, độ mùn, lân hữu hiệu, kali hữu hiệu và các chỉ tiêu khác”, ông Okazaki Satoshi, cho biết.

(Tin thuộc Chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)


Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.